Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA TRẺ EM

(Tham khảo chính: Bài giảng nhi khoa)

thước thực quản để tham khảo khi đặt ống thông: <2 tháng: 0,8-0,9cm đường kính.

2-6tháng: 0,9-1,2 cm, 9-18 tháng: 1,2-1,5cm; 2-6tuổi: 1,3-1,7cm.

Chiều dài = 1/5 chiều dài cơ thể +6,3cm.

Dạ dày:

Dạ dày sơ sinh nằm ngang, dung tích; 30-25ml; 150 mEq/l lúc 3 tháng, 250 mEq/l lúc 1 tuổi.

Dạ dày sơ sinh cứng đã có những nhu động như người lớn.

Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2giờ đến 2 giờ 30 phút, đối với sữa bò là 3-4 giờ.

Ruột:

Tỉ lệ chiều dài ruột/ chiều cao  ở trẻ em lớn  hơn người lớn.

Manh tràng ngắn và di động nên dễ bị xoắn do màng treo ruột đóng ở vị trí bất thường.

Van hồi manh tràng có tác dụng chống trào ngược cá chất từ đại tràng vào ruột non , nếu không có van này, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Trực tràng có tổ chức mỡ lỏng lẻo nên dễ bị sa khi bị lỵ, ho gà.

 

    1. SỰ TẠO KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT

Lúc mới sanh, ruột  gần như vô khuẩn

Từ ngày thứ 3 sau sinh, mức độ vi trùng đường ruột phát triển đáng kể.

Số lượng và chủng loại vi khuẩn tùy thuộc vào vị trí ống tiêu hóa, vào chế độ ăn là chủ yếu, vào môi trường ngoài và độ trưởng thành của trẻ sơ sinh.

Dạ dày luôn là vô trùng, ở ruột non lượng vi khuẩn thường <104/mEq/l. Sau van Bauhin, lượng vi khuẩn có thể tăng 1010 -1011/mEq/l.

Trẻ bú mẹ có nhiều Bifidus; B lactis acrogenes; Bệnh acidophilus. Trong khi đó trẻ bú sữa bò có nhiều E.coli.Enterococci

Trẻ nằm viện lâu cũng có nguy cơ có có những enterobacteries kháng thuốc ở ruột.

Trẻ đẻ non có nhiều vi khuẩn gây bệnh ở ruột hơn vi khuẩn không gây bệnh.

Vai trò của vi khuẩn chí ruột: nếu vi khuẩn chí đa số là Bifido bacteria sẽ có nhiều thuận lợi:

- giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng : chàm sữa, hen, dịứng thức ăn….

- giảm tỉ suấtmắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh.

- Vi khuẩn ở ruột tham gia tổng hợp vitamine K, B

Phân:

Phân su có từ tháng thứ 4 bào thai, chỉ bài tiết 1-2 ngày sau sinh. Nếu có ngạt lúc sinh có thể có phân su trong nước ối.

Phân trẻ bú mẹ có chua, vàng sệt, 4-5 lần/ngày.

Phân trẻ bú sữa bò đặc có khuôn, mùi thối, lượng nhiều nhưng số lần ít hơn.

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MEN TIÊU HÓA

Ở dạ dày:

Sự bài tiết acid ngay sau sinh hàm lượng tính theo Eq/kg/h chỉ bằng ½ trẻ 2 tuổi, sau 2 tuổi bằng người lớn. (o,19-0,42mEg/kg/h). Tuy nhiên cũng đủ tiêu hóa lượng sữa đưa vào cơ thể.

Trẻ đẻ nnon trước 32 tuàn bài tiết acid kem hơn.

Yếu tố nội tại giúp hấp thu vitamine B12 được bài tiết đủ và sớm ngay sau sinh.

Cùng với acid, Pepsine cũng bài tiết kém hơn trẻ lớn và người lớn nhưng cũng đủ tiêu hóa sữa bú vào.

Ở tụy:

Từ tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, mới bắt đầu có hoạt động của tụy ngoại tiết, nhưng rất yếu, chỉ bằng ½ lúc sinh. Trong tuần đầu ở trẻ đủ tháng và non 34 tuần, tụy bài tiết 0,5ml/kg/h, đạt 0,9ml/kg/h lúc 1 tháng. Ở trẻ lớn: 3-5ml/kg/h.

Chất lượng dịch tụy cũng thay đổi theo tuổi.

Men a amylase:Không có lúc mới sinh và trong vài tuần đầu nên trẻ sơ sinh không tiêu hóa được tính bột.

Bắt đầu tăng từ 6 tháng và chỉ hoàn chỉnh sau 3 tuổi.

Men lipase: Rất thấp trong giai đoạn sau sinh, nhất là trẻ đẻ non. Tăng dần khi trẻ lớn và hoàn thiện sau 3 tuổi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh có khả năng hấp thu 90-96% lượng chất béo trong thức ăn.

Mức độ hấp thu chất béo còn tùy thuộc loại thức ăn. Chất béo trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn sữa bò và sữa mẹ cũng có lipase, cùng 1 phần trong dịch vị.Trẻ bú sữa bò chỉ hấp thu khoảng 60% chất béo trong tuần đầu; 80% ở tuần 2; 85% lúc 3 tháng. Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu nếu không được điều chỉnh kịp thời.

    1. Men tiêu hóa protides.

Không có men trypsin lúc mới sinh, và rất ít trước 2 tuổi.

Protides trong thức ăn được tiêu hóa chủ yếu nhờ dịch vị và các men ruột.

Ở ruột:

Lactase: Bài tiết được từ trong bào thai, đạt giá trị cực đại gần lúc sinh. Ở trẻ đẻ non trong vài ngày đầu có thể có kém tiêu hóa lactose, nhưng sau đó sẽ hồi phục. Hơn 40% năng lượng trong sữa mẹ là do lactose cung cấp.

Peptidase ruột non: Giúp hấp thu gần như toàn bộ lượng albumine đưa vào.

Khả năng hấp thu Cascine kém hơn: 6g/ngày ở trẻ sơ sinh; 20g/ngày ở trẻ 5 tháng.

Ở gan:

Muối mật và acid mật bắt đầu được bài tiết từ tuần 22, tuy vậy chức năng của nó kém trong 2-3 tuần đầu sau sinh.

 

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỨC NĂNG MIỄN DỊCH Ở RUỘT

Ngay sau sinh, niêm mạc đường tiêu hóa đang từ vô trùng  phải tiếp xúc với các mầm khuẩn nên cần phải có 1 hàng rào bảo vệ đủ giúp trẻ chống lại sự phát triển và xâm lấn của vi trùng.

Yếu tố ngoại lai: sữa mẹ.

Bảng 2: các  chất trong sữa mẹ giúp bảo vệ niêm mạc tiêu hóa:

Các chất ngăn cản sự phát triển của vi trùng

Immunogluboline

Tế bào bảo vệ

Lactoferine

Chất gắn với B12 và acid folic

Yếu tố b lactoza và yếu tố Bifidus

Lysozoyme

Interferon

Bổ thể

Lactoperoxydase

Yếu tố chống tụ cầu

Yếu tố chống vi rus

Yếu tố chống ký sinh trùng

Yếu tố giúp tế bào thượng bì phát triển

IgA sécrétoire

IgG, M, E,D

Đại thực bào

Lympho T

Lympho b

 

Yếu tố nội tại:

Hệ thống miễn dịch tại chỗ của ruột chỉ thật sự hoàn thiện sau 12 tuổi. Chủ yếu nhờ sự phát triển của hệ bạch huyết nằm trong mảng Peyer, hạch mạc treo và các tế bào lympho ở ruột.

  1. CÁC HIỆN TƯỢNG SINH LÝ

NUỐT : có từ tuần thứ 34

  • là phản xạ phối hợp cử d0ộng giữa cơ ở miệng và hầu, tuy nhiên từ thàng thứ tư trẻ mới phối hợp tốt, chỉ cho trẻ ăn đặc hơn sữa từ tháng 4.

     TRỚ  là hiện tượng sinh lý ở trẻ < 18 tháng ( xem phần sau)

KHÁM BỤNG

-   Trẻ < 12 th có thể sờ thấy bờ dưới gan khỏang 2 cm dưới bờ sườn mềm không đau do thành bụng mõng.

  • Nếu trẻ táo bón và thành bụng mõng cũng có thể sờ thấy phân qua thành bụng.
  • Ơ trẻ ốm có thể nghe thấy tiếng đập của động mạch chủ bụng.
  1. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP
  2. Trào ngược dạ dày – thực quản
  3. Táo bón
  4. Đau bụng ( bài riêng)
  5. Nôn ( bài riêng)
  6. Tiêu chảy( bài riêng)
  7. bụng to

Trào ngược dạ dày- thực quản

  • là hiện tượng một phần các chất chứa trong dạ dày đi ngược lên thực quản
  • là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ < 18 tháng
  • trào ngược bệnh lý khi thường xuyên và kéo dài, hoặc không tự giảm theo tuổi gay ra viêm thực quản
  • Nguyên nhân
  • Thoát vị qua lổ thực quản : ít gặp
  • Tăng áp lực ổ bung: béo phì, u, quần áo chật
  • Thuốc làm tăng trương lực cơ môn vị, thức ăn: gia vị, càphê, thuốc lá
  • Thuốc làm mgiảm trương lực cơ tâm vị
  • Triệu chứng
    • Trớ ra sữa chua, loin coin sớm sau ăn, tăng khi ngủ
    • Khóc khi bú, bỏ bú, khóc không rõ nguyên nhân
    • Trẻ lớn ợ chua, nóng rát sau thực quản
    • Viêm thực quản: đau khi bú, nóng rát, viêm thanh quản tái diễn, khò khè..
  • Xét nghiệm thăm dò
    • Nội soi tìm viêm thực quản
    • Đo pH thực quản 24 giờ
    • Đo trương lực cơ thực quản
    • Xq thực quản dạ dày động có cản quang
  • Hậu quả
    • Suy dinh dưỡng
    • Viêm loét thực quản +/- xuất huyết tiêu hóa
    • Thiếu máu thiếu sắt
    • Viêm hô hấp tái diễn
  • Điều trị
    • Lọai bỏ nguyên nhân nếu có
    • Thuốc chống bài tiết acid
    • Thuốc tăng nhu động và trương lực cơ tâm vị

Táo bón

  • Định nghĩa: giảm số lần ( < 7/ 2 tuần) hoặc tính chất phân hoặc đau quặn bụng mổi lần đi tiêu
  • Chiếm 3% tỉ trẻ đến khám bệnh ở phòng khám nhi và 30% trẻ đến khám chuyên khoa
  • Nguyên nhân
    • Chế độ ăn uống không đúng cách: ít nước, chất xơ, sữa nhiều casein
    • Thói quen không đi tiêu
    • Bệnh thuộc đại tràng: Hirshprung, megacolon, megarectum, rối lọan chức năng co bóp đại tràng
    • Bệnh lý và tổn thương cột sống: chấn thong, chẽ đôi…
    • Nôi tiết: suy giáp
    • Chuyển hóa: thiếu Mg, tăng Ca máu , suy gan, suy tụy…
  • Hậu quả
    • Biếng ăn
    • Trào ngược dạ dày thực quản
    • Đau bụng..
    • Nhiễm trùng tiểu
  • Điều trị
    • Theo nguyên nhân: chế d0ộ ăn+++
    • Thuôc1 làm mềm phân: lactulose
    • Paraffin
    • Điều hòa co bóp đại tràng

  • ĐẶC ĐIỂM THẬN VÀ HỆ TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
  • DỨT SỮA – THỨC ĂN NHÂN TẠO
  • VÀNG DA SƠ SINH
  • VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP
  • ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ BỘ MÁY HÔ HẤP Ở TRẺ EM
  • bệnh lý cầu thận ở trẻ em
  • VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP
  • GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỰC PHẨM
  • SUY GIÁP TRẺ EM (Hypothyroidie congénitale - Congenital hypothyroidism)
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ DINH DƯỠNG
  • CHẤT DINH DƯỠNG VI LƯỢNG
  • SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
  • Đặc điểm cơ quan tạo máu
  • SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM
  • VIÊM MỦ MÀNG PHỔI
  • Thiếu Máu Tán Huyết
  • NHU CẦU NĂNG LƯỢNG KHẨU PHẦN ĂN HỢP LÝ
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT
  • DINH DƯỠNG TRẺ EM
  • VIÊM THANH THIỆT CẤP & VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    đục thủy tinh thể

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Sơ đồ chẩn đoán lao kháng thuốc
    Thông tin về OJS và PKP
    Quan điểm lấy bệnh nhân làm trung tâm về mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space