Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh lý và quá trình tàn tật

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1    Bệnh
Khi các tác nhân như vật lí, hóa học, sinh học, di truyền… làm thay đổi về sinh hóa, sinh lý của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý, bệnh lý thường diễn biến thành bệnh. Bệnh là do quá trình bệnh lí tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan làm ảnh hưởng ít hoặc nghiêm trọng đến chức năng của cơ quan hay hệ thống cơ quan của cơ thể, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của người bệnh.
Y học điều trị có thể tác động vào bệnh nguyên để cứu sống và điều trị người bệnh. Hoặc để lại khiếm khuyết, giảm khả năng hoặc tàn tật gọi là quá trình tàn tật
2.2    Khiếm khuyết
-    Khiếm khuyết (Impairment): là sự mất đi, hoặc bất thường về cấu trúc giải phẫu hoặc chức năng. Khiếm khuyết đề cập đến mức độ tổn thương của cơ quan cơ thể.
Ví dụ: Cụt chi; đục thủy tinh thể; tổn thương não do đẻ ngạt
Từ người khỏe mạnh để không bị bệnh, tai nạn và khiếm khuyết gọi là phòng ngừa tàn tật bước I, bao gồm các biện pháp cơ bản:
-    Phòng ngừa khiếm khuyết được gọi là phòng ngừa tàn tật cấp bao gồm:
+ Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao nhất
+ Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
+ Phát triển tốt y học cộng đồng
+ Có đầy đủ các điều kiện đảm bảo sức khỏe
+ Phát triển ngành phục hồi chức năng, phát hiện tàn tật sớm, tìm nhu cầu phục hồi chức năng, cung cấp kịp thời mắt kính, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình, xe lăn để giảm tác động của khiếm khuyết.
2.3    Giảm khả năng
-    Giảm khả năng (Disability): là bất cứ sự hạn chế hay thiếu (do hậu quả của khiếm khuyết) về khả năng hay mức độ thực hiện một hoạt động nào đó so với người bình thường.
Ví dụ:
+ Cụt chân: Giảm khả năng tự chăm sóc, vận động
+ Tổn thương não: Gây liệt, khó học, khó tiếp thu
+ Tổn thương cơ quan thính giác: Câm điếc
-    Phòng ngừa giảm khả năng: Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng gọi là phòng ngừa tàn tật bước II, bao gồm:
+ Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết
+ Giáo dục đặc biệt (giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ
 
bị khiếm khuyết)
+ Dạy nghề, tạo việc làm cho người bị khiếm khuyết
+ Phát triển áp dụng kĩ thuật phục hồi chức năng cho người khiếm
khuyết: ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vận động trị liệu, sản xuất dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình...
2.4    Tàn tật (Handicap)
Là tình trạng bất lợi của một cá nhân, do bị ảnh hưởng của khiếm khuyết hay giảm khả năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình trong gia đình, xã hội trong khi những người khác cùng tuổi, giới, cùng hoàn cảnh thực hiện được.
Ví dụ:
+ Người chậm phát triển tinh thần không được tham gia đào tạo nghề: tàn tật nghề nghiệp, hoà nhập xã hội.
+ Người cụt chi: tàn tật vận động, nghề nghiệp...
Để phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng không trở thành tàn tật gọi là phòng ngừa tàn tật bước III bao gồm các biện pháp phòng ngừa tàn tật bước I, II.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Bệnh lý và quá trình tàn tật
  • Phân loại tàn tật
  • Nguyên nhân gây tàn tật
  • Hậu quả của tàn tật
  • Kết luận
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Khám bàn tay_S20

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các phương pháp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhiễm chlamydia trachomatis Sinh dục - tiết niệu
    6.4. Điều trị suy tuần hoàn
    Định nghĩa
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space