Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (Acute coronary syndrome: ACS)

(Trở về mục nội dung gốc: Tài liệu BM YHGĐ )

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Xác định được tiêu chí chẩn đoán nhanh và yếu tố xác suất nguy cơ hội chứng mạch vành cấp.
  • Trình bày được hướng xử trí ban đầu trước nhập viện.
  1. CHẨN ĐOÁN:

Hội chứng vành cấp là một thuật ngữ đề cập đến bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào có liên quan đến biến

cố tổn thương động mạch vành có tính chất cấp tính, nó bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên
  • NMCT không có ST chênh
  • Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ).

Bệnh sử và khám lâm sàng

Mô tả cơn đau ngực: Đau sau xương ức, đè nặng hoặc đau thắt ngực điển hình, xảy ra lúc nghỉ hoặc tăng dần > 20 phút, thường giảm với nitroglycerin. Đau có thể lan lên cổ, cánh tay, vai và/hoặc cằm.

Triệu chứng đi kèm là khó  thở, vã mồ hôi, buồn nôn và / hoặc nôn.

Thăm khám: dấu hiệu khó thở, vã mồ hôi, huyết áp thấp, hở van 2 lá thoáng qua, phù phổi.

Biểu hiện đau ngực và các triệu chứng đi kèm thay đổi ở bệnh nhân nữ, đái tháo đường, người lớn tuổi, suy thận.

Điện tim:

Điện tim bình thường : tiên lượng tốt nhưng không loại trừ hội chứng mạch vành cấp (HCMVC).

Khoảng 50% bệnh nhân CĐTNKOĐ/NMMCT không ST chênh lên có điện tim bình thường hoặc không thay đổi

Gợi ý CĐTNKOĐ/NMCT không ST chênh lên: sóng T đảo mới xuất hiện >  0,2 mV và ST chênh xuống ≥ 0,5 mV

Bảng 1: Khả năng có thế có hội chứng mạch vành cấp

Đặc điểm

XÁC XUẤT CAO       

Có một trong các dấu hiệu dưới đây

XÁC SUẤT TRUNG BÌNH

Không có các đặc điểm nhóm xác suất cao nhưng có một trong các dấu hiệu sau

XÁC SUẤT THẤP

Không có các đặc điểm nhóm xác suất cao và trung bình nhưng có một trong các dấu hiệu sau

Bệnh sử và tiền sử

Đau ngực và cánh tay trái, đè nặng, bóp nghẹt, giống cơn đau ngực trước đây

Tiền sử bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim

Đau ngực và cánh tay trái, đè nặng, bóp nghẹt

Tuổi > 70

Nam giới

Đái tháo đường

Có thể có triệu chứng tương tự thiếu máu cục bộ, nhưng không có các đặc điểm khác của nhóm xác suất trung bình

Tiền sử dụng Cocain

Khám lâm sàng

Hở van 2 lá thoáng qua, tụt huyết áp, vã mồ hôi, phù phổi hoặc rale phổi

Bệnh mạch máu ngoài tim

Khó chịu vùng ngực, hồi hộp

Điện tâm đồ

ST chênh mới xuất hiện (>1mm) hoặc T(-) ở nhiều chuyển đạo trước ngực

Sóng Q cố định

ST chênh xuống 0,5-1mm hoặc T đảo >1mm

T dẹt hoặc đảo < 1mm ở các chuyển đạo

R cao

ECG bình thường

 

II.CHĂM SÓC TRƯỚC VIỆN

      Khả năng sống còn, cải thiện chăm sóc NMCT ST chênh lên trước nhập viện phụ thuộc vào hệ thống y tế ở nhiều mức độ:

  • Bệnh nhân
  • Điều dưỡng, Bác sĩ gia đình.
  • Paramedics
  • Nhân viên khoa cấp cứu
  • Bác sĩ tim mạch
  • Nhà hoạch định chính sách

            Với Bệnh nhân, khi có cơn đau ngực nghi ngờ, bệnh nhân hoặc người nhà cần phát hiện sớm và nhanh chóng báo cáo cho Bác sĩ  hoặc điều dưỡng gia đình của mình. Với Điều dưỡng, Bác sĩ gia đình, nhanh chóng tiếp cận, đánh giá yếu tố nguy cơ, xác suất có thể là hội chứng mạch vành. Báo cáo nhanh hỗ trợ từ đơn vị cấp cứu ngoại viện – đơn vị cấp cứu lưu động (115) hoặc có thể báo luôn cho đơn vị can thiệp mạch, tiến hành cấp cứu ban đầu. Với paramedic, nhanh chóng tiếp cận bệnh nhân và chuyển viện an toàn, theo dõi ECG liên tục, dự phòng biến chứng xử lý rối loạn nhịp, hoặc vận mạch nếu cần.

KHUYẾN CÁO CỦA AHA

 

Bệnh nhân có triệu chứng gợi ý thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ gia đình, lấy và diễn giải ECG trước khi đến Bệnh viện, để định hướng đưa bệnh nhân đến bệnh viện can thiệp mạch.

Thở oxy: khi SpO2 < 94%

Hạn chế vận động

Aspirin: 162-325mg nhai nuốt

Nitroglycerine/isosorbide dinitrate: Ngậm dưới lưỡi 0,4mg (5mg ISDN) Hoặc Nitromint spray 2 nhát xịt dưới lưỡi, mỗi 5 phút cho đến 3 liều sau đó. (Không dùng ở bệnh nhân Huyết áp thấp < 90 mmHg)

Morphine sulphate: 2-4mg Tiêm mạch

Chuyển bệnh nhân vào bệnh viện, hoặc bàn giao cho đội cấp cứu ngoại viện.

 

KẾT LUẬN

Xử trí trước nhập viện: chẩn đoán nhanh với triệu chứng gợi ý cùng ECG. Xử lý ban đầu.

Cần phối hợp hệ thống cấp cứu ngoại viện và nội viện. Mục tiêu nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để tái tưới máu trong thời gian sớm nhất trong vòng 24 giờ đầu.

Trở về mục nội dung gốc: Tài liệu BM YHGĐ

  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
  • SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI TRẠM Y TẾ
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN THUỐC TRONG CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (Acute coronary syndrome: ACS)
  • ĐÁP ỨNG Y TẾ TRONG THẢM HỌA THƯƠNG VONG HÀNG LOẠT
  • ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
  • KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
  • KỸ THUẬT CẦM MÁU VẾT THƯƠNG
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • CHĂM SÓC TRẺ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dày màng phổi lành tính kèm vôi hóa

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng kèm theo

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm bệnh nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp nhanh trên thất vào lại nút nhĩ thất (2)
    CHYMOTRYPSIN
    306
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space