Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


2.2 Phân tích đặc điểm của các mô hình(1)

(Tham khảo chính: Y học gia đình )

2.2.1    Mô hình truy cập mở
2.2.1.1    Ưu điểm
•    Tính phổ thông: Phần lớn học viên ngày này đã quen thuộc với các ứng dụng internet với mô hình truy cập mở. Việc này có được là nhờ vào tính dễ sử dụng cũng nhưng tính hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động tương tác xã hội, vào kho nội dung phong phú. 
•    Dễ sử dụng: Nhiều giảng viên có thể nhanh chóng phát triển ngay môi trường đào tạo dựa trên nền tảng này mà không cần phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt, không ràng buộc bởi qui định hành chính phức tạp.
•    Nâng cấp liên tục: Giảng viên có thể có ngay các tính năng tiên tiến một cách tức thời, không ngừng phát triển. Lý do là ứng dụng này được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây chứ không cài đặt trên máy vi tính đơn.
•    Miễn phí: Phần lớn các dịch vụ được cung cấp miễn phí ở mức độ người dùng phổ thông. Tuy vậy, khi muốn sử dụng các tính năng nâng cao, chúng ta vẫn phải trả một khoản phí nhất định.
•    Đối tượng tham gia không giới hạn: Giảng viên được quyền mời những thành phần khác tham dự vào phần nội dung của mình mà không bị rào cản về chính sách hành chính. Ví dụ, chúng ta có thể mời báo cáo viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu, và ngay cả học viên tham gia vào các hoạt động cung cấp nội dung, diễn đàn, xây dựng nội dung mới trên trang đào tạo cá nhân. 
•    Tính cộng tác: Mô hình này cho phép dễ dàng chia sẻ thông tin, cộng tác với các viện trường, các tổ chức, hiệp hội, … vì tất cả có thể sử dụng chung một nền tảng hệ thống cho phép trao đổi trực tiếp với nhau.
•    Thiết lập chính sách riêng tư: Hầu hết các chương trình trực tuyến này đều cho phép giảng viên/học viên có thể thiết lập một số qui tắc, quyền riêng tư đối với từng hạng mục thông tin, nội dung (trao quyền cá nhân – cộng đồng, riêng tư – chia sẻ).
•    Hỗ trợ kỹ thuật: Cộng đồng người sử dụng các chương trình này rất đông. Do vậy, hầu như không có khó khăn khi muốn tìm kiếm thông tin trợ giúp. Các diễn đàn người dùng là nguồn thông tin phong phú, hữu ích và có sẵn để hỗ trợ ngay hầu hết các vấn đề sử dụng.
2.2.1.2    Những điểm thiếu sót, hạn chế hoặc cần lưu ý 
•    Không lồng ghép được: Các chương trình trực tuyến này không thể lồng ghép vào hệ thống quản lý hành chánh hiện hữu của nhà trường, đơn vị đào tạo. Một cách cụ thể, nhà trường không thể tổ chức được môi trường đào tạo một cách tự động trên các nền tảng này cho sinh viên do chương trình trực tuyến không thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà trường. Mọi hoạt động tham gia, đánh giá đều phải được ghi nhận và chuyển một cách thủ công vào hệ thống quản lý của trường.
•    Không có cơ sở dữ liệu riêng: Chính vì các chương trình này không thuộc quyền quản lý của nhà trường, các hoạt động tương tác – trao đổi – học tập của học viên không được lưu trữ – phân tích như đúng mong muốn của nhà trường. Việc triển khai các chính sách đào tạo, hỗ trợ học tập của trường cũng không dễ dàng triển khai vì nó lệ thuộc rất nhiều vào chính sách của chính đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến (nó có thể miễn phí, có thể có phí hoặc có thể không thể thực hiện được vì hạn chế kỹ thuật). 
•    Chi phí phát sinh: Trong khi phần lớn các hệ thống đều cho phép sử dụng miễn phí các dịch vụ của họ, tuy nhiên, sẽ có thể có phát sinh một số chi phí “phụ”. Ở đây có một nghịch lý là người sử dụng không phải trả phí sử dụng, nhưng người phát triển nội dung lại phải trả phí cho các sản phẩm của mình được xuất bản. Các phí này có thể liên quan đến vấn đề thiết lập dịch vụ, tính năng nâng cao, phân tích – theo dõi, lưu trữ dữ liệu, tốc độ truy cập… Nguồn tiền này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ có thể duy trì hệ thống và cung cấp dịch vụ miễn phí cho cá nhân người dùng.
•    Thiếu hỗ trợ kỹ thuật: Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật có thể nằm trong gói dịch vụ phát sinh mà nhà trường phải chi trả thêm.
•    Chính sách riêng tư và bảo mật khó thiết lập: Mặc dù các chương trình cho phép thiết lập các chính sách riêng tư – chia sẻ, tuy vậy các giải pháp này hầu như chưa đáp ứng đủ yêu cầu đa dạng – phức tạp của một chương trình đào tạo bài bản. Điều này đặt giảng viên vào tư thế chịu tránh nhiệm hoàn toàn về tính chất riêng của nội dung và của hoạt động học tập của học viên. Cán bộ kỹ thuật của nhà trường cũng khó có thể hỗ trợ sâu vì không có nhiều quyền trên hệ thống.
•    Bản quyền: Các hệ thống mở thông thường áp dụng chính sách bản quyền mở đối với các nội dung xuất bản trên hệ thống. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tác giả đối với nội dung bài giảng, giáo trình, tư liệu do giảng viên, đơn vị đào tạo dầy công xây dựng.
2.2.2    Mô hình quản lý tổng thể 
2.2.2.1    Ưu điểm
•    Tập trung: Các thành phần nội dung trực tuyến của lớp học/khóa học/chương trình đều được lưu trữ và truy cập trên hệ thống máy chủ của nhà trường, đơn vị đào tạo.
•    Kiểm duyệt đăng nhập: Việc đăng nhập sử dụng tài nguyên – nội dung của hệ thống đều được bảo vệ và theo dõi chặc chẻ theo qui định của nhà trường. Giảng viên và học viên được tiếp cận vào các nguồn lực tương ứng theo từng thời điểm. Điều này cho phép quản lý sâu sát quá trình giảng dạy và học tập.
•    Theo dõi và phân tích: Mô hình này với chương trình quản lý nội dung đào tạo phù hợp cho phép theo dõi hoạt động học tập, phân công bài tập, giao bài tập … và có thể xuất các báo cáo thống kê, tổng kết theo yêu cầu chuyên biệt của nhà trường. Hệ thống này có thể tích hợp lồng ghép dễ dàng với các hệ thống đánh giá hiện có của nhà trường.
•    Hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện: Thông thường nếu đã chọn triển khai chương trình quản trị đào tạo chuyên biệt, nhà trường cần phải có một đơn vị chuyên trách để quản lý – phát triển kỹ thuật và hỗ trợ sử dụng. Một khi giảng viên – sinh viên có nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật thì chính đơn vị chuyên trách này sẽ là người tiếp cận giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ví dụ như mở khóa học mới, tái sử dụng nội dung bài giảng cho nhiều khóa học khác nhau, đối tượng khác nhau.
•    Bảo mật và an toàn dữ liệu: Do nhà trường thực hiện theo dõi và đánh giá học viên trên hệ thống, tất cả dữ liệu về hoạt động trên chương trình của giảng viên và học viên đều phải được lưu trữ lâu dài về sau. Do vậy, vấn đề bảo mật và an toàn dữ liệu đòi hỏi những giải pháp chuyên sâu và hiệu quả.
•    Bản quyền nội dung: Do chương trình trực thuộc quyền quản lý của nhà trường, tất cả các nguồn lực đào tạo (bài giảng, hình ảnh, phim, ghi âm, ngân hàng câu hỏi…) đều được nhà trường bảo vệ thông qua các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Chỉ người được cấp quyền truy cập mới có thể vào sử dụng các nội dung này. 
2.2.2.2    Những điểm thiếu sót, hạn chế hoặc cần cân nhắc 
•    Tập huấn: Chương trình quản trị đào tạo là một chương trình phức tạp, nhiều công năng, nhiều thông số và gây không ít khó khăn đối với lần tiếp xúc đầu tiên. Do vậy, nhân viên cần phải được tập huấn sử dụng thành thạo chương trình, tuân thủ các nguyên tắc chuẩn hóa của đơn vị (hình thức trình bày, thời lượng, qui phạm….).
•    Không đáp ứng thỏa đáng tất cả nhu cầu: Do chương trình được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu phổ thông của phần lớn người dùng. Điều này không có nghĩa là nó giải quyết tốt một số nhu cầu chuyên biệt như những công cụ chuyên dụng đang sử dụng.
•    Hạn chế đối tượng sử dụng: Do đây là một chương trình quản trị có tính chất bảo mật, cho nên muốn sử dụng chương trình cần phải có sự cho phép phù hợp. Về cơ bản thì mỗi thành viên trong chương trình đều được cấp một quyền tương ứng với chức năng qui định trước. Điều này có thể hạn chế khả năng tham gia của một số đối tượng ngoài chương trình như báo cáo viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu và khách tham quan. Tuy vậy, đây chỉ là vấn đề hành chánh và kỹ thuật. Giải pháp chỉ tùy thuộc vào chính sách của từng đơn vị.
•    Lựa chọn chung: Thông thường thì nhân viên (giảng viên, chuyên viên) thích sử dụng những công cụ mà họ đã quen thay vì phải bỏ thời gian và công sức để thích nghi với một công cụ do người khác áp đặt. Đối với chương trình quản trị trực tuyến, do tính chất quản lý tập trung, việc sử dụng sẽ ít nhiều phức tạp và gây khó khăn trong giai đoạn ban đầu. 
•    Giá thành: Một số chương trình quản trị đào tạo được phổ biến với bản quyền mở (open source, free licence). Tuy nhiên, việc vận hành hệ thống đào tạo tổng thể đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng cho đội ngũ chuyên viên quản lý chương trình này. Bên cạnh đó, một số tính năng bổ sung có thể sẽ có tính phí. Do vậy khái niệm mã nguồn mở không đồng nghĩa với khái niệm miễn phí như nhiều người vẫn nghĩ.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • 2.1 Các mô hình quản lý đào tạo trực tuyến(1)
  • 2.2 Phân tích đặc điểm của các mô hình(1)
  • 2.3 Nhận định và cân nhắc cho việc phối hợp 2 mô hình
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CƠ SỞ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI TUYẾN XÃ

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán - điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tương quan với vận động và nghỉ ngơi
    quyết định vv ban hành quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn năm 2019

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 16/02/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space