MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Xác định được các triệu chứng sốc phản vệ, phân loại mức độ.
- Trình bày được cách sử dụng Adrenaline, các thuốc và một kỹ thuật cấp cứu sốc phản vệ.
- ĐẠI CƯƠNG
Phản ứng phản vệ có thể diễn ra ở bất cứ đâu với bất kỳ loại thuốc hoặc dị nguyên nào, diễn biến lâm sàng phong phú, phức tạp, khó lường trước, cần nhận biết sớm các tình huống phức tạp có thể xảy ra đồng thời sẵn sàng cấp cứu kịp thời hiệu quả.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nó tác động xấu cùng một lúc đến hầu hết hệ thống cơ quan người bệnh, do giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất, nọc côn trùng …) trong đó thuốc là nguyên nhân rất thường gặp. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ.
Xuất hiện đột ngột trong vài phút đến vài giờ. Triệu chứng chẩn đoán sốc phản vệ có các dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc kèm các dấu hiệu đe dọa tính mạng thể hiện trên các cơ quan khác.
Các triệu chứng ở da và niêm mạc: nổi mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, phù da, niêm tại chỗ.
Ở đường thở: + phù lưỡi, họng, nuốt khó
+ khàn tiếng hoặc thở khò khè
Hô hấp: + khó thở nhanh,
+ có tiếng rít, mệt
+ lẫn lộn, vật vã do thiếu oxy, xanh tím
+ ngừng thở
Tim mạch: + mạch nhanh, yếu
+ dấu hiệu thiếu oxy não ( vật vã …) + tụt huyết áp
+ ngừng tim
Biểu hiện ở cơ quan khác: cơ quan tiêu hóa triệu chứng buồn nôn, đau bụng, nôn, ỉa chảy.Thần kinh, đau đầu, chóng mặt, run chân tay, lơ mơ, vật vã, nói lảm nhảm, co giật toàn thân, có thể ngất xỉu hoặc hôn mê.
Đánh giá mức độ để theo dõi và xử lý tích cực, phân chia theo triệu chứng ảnh hưởng chức năng sinh tồn hay chỉ biểu hiện ở da niêm.
Phân 3 mức độ: Nhẹ . Nặng - Nguy kịch
- Nhẹ : chỉ có dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc không có suy chức năng bất cứ tạng nào
- Nặng : là khi có dấu hiệu ở bất cứ tạng nào
- Nguy kịch: dấu hiệu thiếu oxy nặng (nặng tức ngực, mạch nhanh hoặc chậm, HA thấp <90 mmHg, thở nhanh hoặc ngạt thở, SpO2<92%, hoặc có hôn mê.
Thuốc điều trị sốc phản vệ chủ yếu là adrenalin. Tiên lượng phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện và sử dụng sớm và đủ liều adrenalin cho người bệnh.
Adrenaline có khả năng đối kháng với các triệu chứng do histamin gây ra, tác dụng lên thụ thể alpha-1 làm co mạch và giảm phù thanh quản; tác dụng lên thụ thể beta-1 làm co sợi cơ dương, tác dụng lên thụ thể beta-2 làm giãn phế quản, ức chế dưỡng bào và tế bào ưa base, đồng thời giảm phóng thích histamin và các hóa chất trung gian khác.
Adrenaline 1/1000, 1ml= 1mg, TB ½-1 ống ở người lớn, 0,3 ml ở trẻ em, hoặc 0,01 ml/kg cho trẻ em lẫn người lớn, lập lại sau 3-5 ph (tuỳ theo sự đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân) cho đến khi bắt được mạch quay. Vị trí tiêm Adrenaline ở mặt trước và giữa cơ đùi.
Trong trường hợp ngưng tim ngưng thở, sử dụng Adrenaline theo khuyến cáo hồi sinh tim phổi nâng cao.
Adrenalin truyền tĩnh mạch, nếu tình trạng huyết động vẫn không cải thiện sau 3 lần tiêm bắp adrenalin (có thể sau liều tiêm bắp adrenalin thứ hai). Truyền adrenalin tĩnh mạch, liều khởi đầu: 0,1 µg/kg/phút (khoảng 0,3mg/giờ ở người lớn), điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2 đến liều tối đa 2-4mg/giờ cho người lớn.
Hydrocortisone (ống 2ml=100mg) Tiêm mạch (TM), 1-2 ống (người lớn) và 5mg/kg (trẻ em)
Lập đường truyền tĩnh mạch. NaCl 0,9% kể cả trường hợp nhẹ, mục đích dự phòng trở nặng, và được dùng trong trường hợp trụy mạch hoặc để pha Adrenaline khi có chỉ định (thay cho trường hợp không có bơm tiêm tự động).
Nacl 0,9%: 125 ml/giờ (người lớn), lượng nước duy trì ở trẻ em.
- Nếu bệnh nhân vẫn tụt huyết áp sau khi tiêm Adrenaline: NaCl 0,9% truyền nhanh tối đa: 1-2 lít (người lớn), 20ml/kg (trẻ em), lập lại nếu cần thiết mỗi 5-10 phút
- Lượng nước duy trì ở trẻ em trong 24 giờ:
< 10kg: 100ml/kg
10 – 20 kg: 1000ml + 50ml cho mỗi kg trên 10 kg
> 20 kg: 1500ml + 20 ml cho mỗi kg trên 20 kg
Kẹp Oxymeter theo dõi SpO2.
Oxy liệu pháp và thiết lập đường thở: Thở Oxy qua cannula 2- 6 lít/ phút trường hợp nhẹ, cung cấp qua mặt nạ 6-8 lít/phút trường hợp nặng, đặt nội khí quản nếu suy hô hấp nguy kịch đe doạ ngưng thở (khuyến cáo đặt nội khí quản ngay khi thấy có dấu hiệu thở rít), mở khí quản nếu phù thanh môn nặng.
Nếu co thắt phế quản nặng, không đáp ứng với Adrenaline: khí dung Salbutamol 2,5 - 5mg
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao.
Bệnh nhân sốc phản vệ cần được theo dõi ở bệnh viện đến 72 giờ sau khi huyết động ổn định.
® Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline khi không có mặt Bác sĩ.
Gọi hỗ trợ từ 115 hoặc cấp cứu lưu động, nơi có máy sốc tim, khi cần thiết.
Nếu không có máy truyền dịch thì dùng adrenalin như sau: Adrenalin (1mg/ml) 2 ống + 500ml dd glucose 5% (dung dịch adrenalin 4 µg/ml).
Tốc độ truyền với liều adrenalin 0,11 µg/kg/phút theo hướng dẫn sau:
Cân nặng (kg)
|
Tốc độ truyền
|
Cân nặng
(kg)
|
Tốc độ truyền
|
|
ml/giờ
|
giọt/phút
|
|
ml/giờ
|
giọt/phút
|
6
|
9
|
3
|
40
|
60
|
20
|
10
|
15
|
5
|
50
|
75
|
25
|
20
|
30
|
10
|
60
|
90
|
30
|
30
|
45
|
15
|
70
|
105
|
45
|
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
|