MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được 3 dấu hiệu phát hiện nhanh bệnh nhân ngưng tim ngưng thở
- Nêu được phác đồ C-AB
- Nêu được cách vận hành nhóm 1 BS/YS +2,3 ĐD trong trường hợp hồi sinh tim phổi
- MỞ ĐẦU
Ngưng tuần hoàn - hô hấp xảy ra bất kì nơi nào trong bệnh viện, đường phố, cơ quan, xí nghiệp, bãi biển, trong nhà…đây là tình huống xử lý cấp cứu tại chỗ. Biện pháp xử lý là hồi sinh Tim - Phổi ngay tức thì. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được hồi sinh tim phổi ngay và khử rung tim trước 5 phút thì tỷ lệ sống của bệnh nhân tăng lên gấp 2 đến 3 lần, nếu nhóm cấp cứu được huấn luyện tốt, trang bị đủ, tổ chức hợp lý thì tỷ lệ cứu sống còn của bệnh nhân ngưng tim đột ngột tại hiện trường có thể lên đến 49 - 75% các trường hợp. Khả năng sống còn của bệnh nhân thể hiện trong khâu chuỗi quy trình: Phát hiện sớm - Báo cáo nhanh đến đơn vị có máy sốc điện – Thực hiện thao tác hồi sinh tức thì tại chỗ – Đội cấp cứu chuyên nghiệp tiếp tục hồi sinh nâng cao và chuyển vào bệnh viện cho đơn vị hồi sức tích cực. Hình trích từ AHA 2015 Theo phương tiện và trình độ Cấp cứu viên dừng ở mức hồi sinh tim phổi cơ bản (Basic Life Support – BLS), hay cao hơn là hồi sinh tim phổi cao cấp (Advanced Cardiac Life Support – ACLS). Mục đích của việc hồi sinh là cung cấp tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu quả. - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhóm làm việc tại trạm y tế gồm Bác sĩ, Điều dưỡng, Y sĩ, các nhân viên y tế khác…được huấn luyện thành thạo về kỹ năng. Làm việc nhóm, tổ chức phân công hợp lý, từng vị trí cụ thể. Ứng phó nhanh, chỉ có 3 - 4 phút để hành động. Nguyên lý: Phát hiện sớm, gọi người trợ giúp, thực hiện thao tác ép tim thổi ngạt tức thì, báo cáo nhanh- gọi trợ giúp từ nơi có MÁY PHÁ RUNG Phát hiện ngừng tim gồm ba dấu hiệu: Mất ý thức + Ngưng thở + Mạch cổ không có (hoặc mạch bẹn). Người đầu tiên phát hiện bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, ngay lập tức gọi to nhiều người trợ giúp, phân công từng vai trò cụ thể, phân công người báo cáo nhanh gọi trợ giúp những nhân viên chuyên nghiệp (quy trình báo động đỏ nội viện). Phân công 01 người gọi trợ giúp những … nơi có máy sốc điện phá rung. Thực hiện thao tác ép tim thổi ngạt tức thì, nếu có trang bị bóp bóng mặt nạ thì nên sử dụng. Quy trình C-AB gồm: C–Compressions, Ép tim ngoài lồng ngực A - Airway: Đánh giá đường thở, làm thông thoáng và kiểm soát bằng dụng cụ nếu có B - Breathing: Cung cấp nhịp thở nhân tạo Nhóm cấp cứu phân công nhiệm vụ từng người, hợp lý từng vị trí để giảm thời gian gián đoạn vô ích. Tùy theo tình hình nhân lực có thể phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng người nhưng phải theo nguyên tắc một người quyết định. Sơ đồ cho nhóm 4 người tại trạm y tế: PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NGƯNG TIM Ở NGƯỜI LỚN Ghi chú: + Tỉ lệ ép tim/ bóp mask giúp thở: 30:2 + Tần số ép tim: 100 - 120 lần/ phút + Ấn sâu lồng ngực: 5 - 6 cm | + Để cho lồng ngực nhô lên hoàn toàn giữa 2 lần ấn tim + Giảm tối thiểu tần suất và thời gian ngừng ấn tim + VF: rung thất; VT: nhanh thất; PEA: phân ly điện cơ + Phá rung máy 2 pha: 200-270 j; máy 1 pha: 360 j |
NGUYÊN NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ - KẾT LUẬN
Cần tổ chức tốt các đội cấp cứu ngoại viện, trạm y tế, các phòng khám ngoại trú, thành các đội hồi sinh chuyên nghiệp nhằm cứu sống những BN thuộc nhóm có thể hồi phục được.
|