Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


ĐÁP ỨNG Y TẾ TRONG THẢM HỌA THƯƠNG VONG HÀNG LOẠT

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU THUYẾT TRÌNH:

  1. Tìm hiểu về Thảm hoạ: định nghĩa, mức độ.
  2. Tìm hiểu các thành phần chính trong sơ đồ hệ thống chỉ huy sự cố.
  3. Tìm hiểu cách thiết lập quản lý hiện trường.
  4. Xác định cách phân loại và xử trí cấp cứu nạn nhân ngay tại hiện trường.

NỘI DUNG

  1. TỔNG QUAN:
  2. Lịch sử thảm họa
  3. Định nghĩa Thảm họa và thương vong hàng loạt
  4. Mức độ thảm họa
  5. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA
  6. Hệ thống chỉ huy sự cố
  7. Hệ thống đáp ứng y tế
  • PHÂN LỌC VÀ XỬ LÝ TẠI HIỆN
  1. LƯỢNG GIÁ/ TÌNH HUỐNG

 

  1. TỔNG QUAN

            Nguyên nhân thảm hoạ đến từ thiên nhiên hoặc do từ con người tạo ra, như động đất, sóng thần, bão lũ, hạn hán, núi lửa, chìm phà, lật xe, chiến tranh, ngộ độc thực phẩm hàng loạt, hoá chất, hạt nhân, tụ tập đông người dẫm đạp nhau… mức độ thương vong phụ thuộc tính chất của nguyên nhân gây thảm hoạ, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu số lượng thương vong chúng ta cần lập kế hoạch ứng phó cho tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Về mặt y tế, Trạm y tế cũng có vai trò tham gia trong công tác ứng phó thảm hoạ, khi sự cố bất ngờ xảy ra, hoặc khi bạn đang phục vụ công tác lễ hội hoặc các hoạt động thi đấu thể thao tập trung đông người tại địa phương của mình.

  1. Lịch sử thảm họa: Các vụ thảm họa Trên thế giới

     Mức độ tàn khốc của vụ thảm hoạ kép động đất và sóng thần Tōhoku ở Nhật Bản. Xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011, thời gian xảy ra chỉ khoảng 6 phút. Sự tàn khốc của thực tế đã vượt xa kịch bản được dự báo trước.

 

 

 

 

 

 

Độ lớn Mw

Diện tích ngập trong nước

Số nạn nhân thiệt mạng và mất tích

Số nhà cửa bị sập phá

Thực tế

9.0

561km2

19,800

113,300

Kịch bản dự báo

8.6

270 km2

2.700

9,400

Thảm hoạ động đất ở Nepal là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ (Mw) xảy ra vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc, và Bangladesh.

Sáng 3/12/1984: Một bể chứa khí ga độc của công ty hóa chất Mỹ, Union Carbide bị rò rỉ với hơn 40 tấn khí độc metyla izoxianat. Lượng khí độc bị rò rỉ thoát ra ngoài và bao phủ một số khu phố. Khoảng 500.000 người đã hít phải chất khí chết người này. Trong số đó có 2500 đến 5000 người đã chết ngay khi hít phải.

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina-Liên Xô bị nổ. Là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, đã phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người, dự đoán tổng số người chết vì vụ tai nạn là 4.000.

Phà Sewol của Hàn Quốc bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon.Vụ việc khiến hơn 304 người thiệt mạng 9 người mất tích.

Thảm họa Heysel là một thảm họa bạo lực bóng đá xảy ra trên sân vận động Brussels, Bỉ, ngày 29 tháng 5 năm 1985. Một bức tường của sân vận động đã sụp đổ trong trận đấu bóng đá chung kết cúp UEFA năm 1985 giữa hai câu lạc bộ Liverpool F.C. của Anh và Juventus F.C. của Italia. 39 người bị thiệt mạng, chủ yếu là các cổ động viên bóng đá người Italia.

Thảm họa Lễ Hajj năm 1990 tại Mecca, Ả Rập Saudi. Thương vong đến 1426 người.

Lịch sử các vụ thảm họa Tại Việt Nam:

  • Ngày 29 tháng 10 năm 2002 đã diễn ra một vụ cháy lớn tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC (International Trade Center) - thiệt mạng 60 người và hàng trăm người bị thương.
  • Sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh - cảnh tượng kinh hoàng đêm 25/3/2015, thiệt mạng 13 công nhân, gần 30 người khác vĩnh viễn mang theo thương tật cả về thể chất lẫn tinh thần.
  1. Định nghĩa Thảm họa và thương vong hàng loạt

Thảm họa: Sự gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của một cộng đồng hay một xã hội, gây ra những thiệt hại trên diện rộng về người, tài sản, kinh tế hay môi trường; vượt quá khả năng đáp ứng của cộng đồng hay xã hội bằng chính nguồn lực của mình.

(Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thảm họa - UN / ISDR – 2009).

Từ định nghĩa về thảm họa thể hiện 3 tính đặc trưng

  • Hoạt động bình thường của một cộng đồng bị gián đoạn;
  • Vượt quá khả năng đáp ứng của cộng đồng;
  • Cần sự trợ giúp bên ngoài để quay trở lại hoạt động bình thường.

Đặc điểm của thảm hoạ: Là sự cố bất ngờ do con người hoặc thiên nhiên gây ra, làm ảnh hưởng đến con người, xã hội và môi trường. Về mặt y tế, đây là sự cố gây thương vong hàng loạt- nhiều nạn nhân cần được cấp cứu trong một môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn.

Sự cố gây thương vong hàng loạt: Một sự kiện dẫn đến tình trạng ốm đau, bệnh tật và/hoặc thương vong làm đảo lộn hoạt động thông thường của một bệnh viện, một địa phương, một cơ quan chức năng/hoặc một vùng.

  1. Mức độ thảm họa

Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp

+ Mức 1: 30-100 người bị nạn, hoặc 20-50 người phải nằm viện

+ Mức 2: 101-500 người bị nạn, hoặc 51-200 người phải nằm viện.

+ Mức 3: 501-2.000 người bị nạn, hoặc 200-300  người phải nằm viện.

+ Mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện.

Là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác khắc phục hậu quả của thảm họa.

  1. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA:
  • Hệ thống chỉ huy sự cố

Vòng tròn xử lý thảm hoạ: gồm 5 giai đoạn.

 

Các lực lượng tham gia phòng chống thảm họa:

Thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy, cụ thể hóa trong các mức thang chỉ huy:

Nhiệm vụ của từng lực lượng:

STT

NHIỆM VỤ

TÊN LỰC LƯỢNG

01

Chăm sóc nạn nhân cứu thoát-không bị thương

+ Công an

+ Các tổ chức xã hội

02

Chăm sóc nạn nhân bị thương

+Công an +Cứu hỏa +Y tế

03

Giải quyết nạn nhân tử vong

+Công an +Y tế

04

Trung tâm thông tin sự kiện

+Công an +Cơ quan thông tấn

05

Liên lạc với người nhà nạn nhân

+Công an +Y tế +Tổ chức xã hội

06

Sơ tán và tổ chức tạm cư

+Công an +Chính quyền địa phương

07

Hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội

+Tổ chức xã hội

08

Giải quyết nhu cầu tôn giáo và văn hóa

+Các cố vấn về tinh thần

  • Hệ thống đáp ứng y tế

VỀ Y TẾ -quy trình hoạt động tình huống thảm hoạ

 

Chính quyền địa phương các cấp:

  • Giai đoạn đầu: Chỉ đạo công tác cấp cứu, đáp ứng các phương tiện cho hoạt động cấp cứu,vận chuyển phương, thiết lập các trung tâm tạm cư cho nạn nhân…
  • Giai đoạn sau: Hỗ trợ các nạn nhân, chăm sóc sức khỏe môi trường, tái thiết khu định cư, cung cấp các dịch vụ công…

 Hiện trường tai nạn hàng loạt: Sự tham gia của các đơn vị cấp cứu

Hệ thống y tế trong phòng chống thảm họa:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các thành phần đơn vị y tế tại hiện trường:

  • Chỉ huy và điều hành các đơn vị y tế:

   Tùy mức độ nghiêm trọng của tai nạn hàng loạt, người điều hành, chỉ huy các đơn vị y tế có thể là:

  • Lãnh đạo Bộ Y tế
  • Lãnh đạo Sở Y tế.
  • Lãnh đạo TT Cấp cứu 115
  • Lãnh đạo y tế địa phương
  • Các đội cấp cứu, các xe cứu thương: Vai trò của Đội trưởng cấp cứu, vai trò điều hành, điều phối của TT Cấp cứu 115 các tỉnh thành.
  • Các đơn vị y tế hỗ trợ: TT Y tế dự phòng, TT Sức khỏe Lao động & Môi trường, TT Pháp y…
  • Hội Chữ thập đỏ
  • Các đơn vị tự nguyện: taxi và các phương tiện vận chuyển công cộng.

Quy trình nghiệp vụ:  

Thảm họa dù do thiên nhiên hay do con người thì việc đáp ứng y tế cho khắc phục thảm họa cũng đều bao hàm các nội dung sau đây:

  1. Phát tín hiệu cấp cứu:
  • Do người dân, cơ quan, xí nghiệp tại chỗ gọi cấp cứu.
  • Do cơ quan hữu trách phát tín hiệu: Công an, Cứu hỏa …
  • Do Lãnh đạo Ngành y tế điều động.

 Công việc này giữ vai trò quan trọng trong việc cứu thoát nạn nhân:  việc phát hiện sớm thảm họa, phát tín hiệu cấp cứu kịp thời, cung cấp thông tin chính xác về mức độ thảm họa, số lượng nạn nhân…

  1. Tiếp nhận tín hiệu cấp cứu:
  • Trung tâm Cấp Cứu các tỉnh thành: Tiếp nhận qua cuộc gọi điện thoại 115 hoặc các cuộc điện thoại gọi đến các cơ sở y tế, sau đó chuyển tiếp về TT Cấp cứu Có nhiệm vụ ghi nhận chính xác và đầy đủ các thông tin ban đầu của thảm họa: thời gian, địa điểm, mức độ, số lượng nạn nhân…
  1. Xử lý thông tin cấp cứu
  • Tại TT Cấp cứu: Tùy theo đánh giá mức độ thảm họa để có các biện pháp:
  • Điều Đội cấp cứu gần hiện trường nhất hoặc điều các đội trung tâm.
  • Điều động một số lớn các đội của các cụm cấp cứu gần hiện trường.
  • Báo cáo Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố huy động toàn ngành.
  • Tại các cơ sở y tế địa phương:
  • Hoặc trực tiếp đáp ứng.
  • Hoặc vừa  đáp ứng vừa báo cáo khẩn cấp về TT Cấp cứu 115 để xin chi viện.

  Cần lưu ý: Y tế địa phương là đơn vị đầu tiên tham gia cấp cứu tại hiện trường.

  • Lãnh đạo Sở Y tế hoặc Lãnh đạo y tế địa phương: khi tiếp nhận báo cáo cần có các quyết định chính xác và kịp thời về kế hoạch y tế khắc phục thảm họa, báo cáo Lãnh đạo chính quyền để có hướng chỉ đạo.

          

  1. Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu
  • Các Đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường.
  • Chỉ huy hiện trường: Phải xác định ai là người chỉ huy cao nhất, chỉ huy từng lĩnh vực chuyên môn khi tại hiện trường thảm họa có nhiều lực lượng tham gia (y tế, công an, cứu hỏa… ).
  • Chỉ huy cao nhất: Lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc thành phố, thiết                              lập chốt chỉ huy tại hiện trường.
  • Chỉ huy lực lượng công an, cứu hỏa, cứu hộ.
  • Chỉ huy y tế: Đứng ở khu vực nhất định: chốt y tế (xe chỉ huy y tế có cờ y tế làm ký hiệu ) để  các lực lượng khác dễ gặp và trao đổi phương án tác chiến.
  1. Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt:
  • Tại hiện trường: Tiếp cận – Giải thoát- Phân loại – Sơ cấp cứu – Vận chuyển cấp cứu về cơ sở điều trị.
  • Tại cơ sở điều trị tuyến sau: Tiếp nhận hàng loạt nạn nhân nhập viện - Phân loại nạn nhân - Điều trị cấp cứu (trình bày ở phần sau).

III. Phân lọc & xử trí tại hiện trường

            Phân lọc để điều trị là một quá trình đưa ra quyết định về y tế để ưu tiên bệnh nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của họ để điều trị càng nhiều càng tốt khi nguồn lực không đủ để điều trị cho tất cả ngay lập tức

            Từ Triage có nguồn gốc từ tiếng Pháp của từ Trier có nghĩa là lựa chọn, sắp xếp, phân loại theo thứ tự ưu tiên. Khái niệm Triage được Bác Sĩ phẫu thuật Dominique Larrey sử dụng từ thời đại Napoleon, làm thế nào để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho số lượng nạn nhân nhiều nhất trong một thời gian ngắn với điều kiện nhân lực hạn chế. Phương pháp này giúp chọn lọc những nạn nhân cần sự giúp đỡ ưu tiên và có nhiều khả năng cứu chữa nhất vì thế tất cả các nạn nhân trong cấp cứu hàng loạt hoặc cấp cứu thảm họa đều phải được chọn lọc trước khi xử trí, nhằm tối ưu hóa khả năng đáp ứng y tế.

             Triage tại hiện trường cần được huấn luyện cho những người tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và cần có phương pháp đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.

            Phân loại đơn giản và điều trị nhanh (START)

START là một hệ thống phân loại được đánh giá rất cao và đã được minh chứng qua thực tiễn tại hiện trường sự cố thương vong hàng loạt chẳng hạn như: tai nạn tàu hỏa và tai nạn xe buýt, mặc dù nó được thiết kế để dùng cho thảm họa động đất. Vận chuyển bệnh nhân là quan trọng nhưng việc cấp cứu tại hiện trường cần được ưu tiên hơn. Phân loại ban đầu cần được thực hiện nhanh chóng và chỉ được gián đoạn khi buộc phải thực hiện những động tác cấp cứu tính mạng như: Khai thông đường thở hay cầm máu. Phương pháp START nhằm điều trị những nguy cơ chính đe dọa đến mạng sống như tắc nghẽn đường thở, và chảy máu ngoài nghiêm trọng, nó cho phép nhân viên y tế có 60 giây hoặc ít hơn để phân loại một bệnh nhân bằng cách dựa vào:

  1. Hô hấp
  2. Tuần hoàn
  3. Tình trạng tri giác
  4. Hô hấp

Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá về tình trạng hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng thở, kiểm tra có bị tắc nghẽn và khai thông đường thở. Nếu những kỹ thuật trên vẫn không hiệu quả thì gắn thẻ ĐEN cho bệnh nhân. Nếu nhịp thở lớn hơn 30 lần/phút thì gắn thẻ ĐỎ. Nếu nhịp thở ít hơn 30 lần / phút thì chuyển sang đánh giá tình trạng tuần hoàn.

  1. Tuần hoàn – Phương pháp đáng tin cậy nhất để đánh giá tình trạng tuần hoàn là bắt mạch.
  2. Tình trạng tri giác – Đánh giá tình trạng tri giác đối với những bệnh nhân có hô hấp và tuần hoàn. Để kiểm tra, sử dụng lệnh đơn giản “mở và nhắm mắt” hay “nắm chặt tay tôi”.

Bước đầu tiên trong START là tách riêng những nạn nhân còn tỉnh và đi lại được.  Yêu cầu họ di chuyển đến khu an toàn đã được chỉ định trước khi tiến hành phân loại các nạn nhân khác. Họ là những bệnh nhân “bị thương nhưng vẫn đi lại được” và được gắn thẻ màu XANH LÁ CÂY. Họ sẽ được đánh giá lại sau khi phân loại xong những bệnh nhân nặng hơn. Những nạn nhân còn lại được đánh giá nhanh về tình trạng hô hấp, tuần hoàn và tri giác và sẽ được chia thành 3 loại dưới đây:

ĐỎ Cấp cứu khẩn cấp:  Bệnh nhân chỉ thở được sau khi khai thông đường thở, những bệnh nhân có nhịp thở lớn hơn 30 lần / phút, hay có thời gian đổ đầy mao mạch lớn hơn 2 giây, hay bệnh nhân không thể làm theo những mệnh lệnh đơn giản.

VÀNG Cấp cứu trì hoãn: Là những bệnh nhân không rơi vào loại cấp cứu khẩn cấp hoặc nhóm những nạn nhân nhẹ.

ĐEN : Tử Vong:  bệnh nhân không thở được ngay cả sau khi đã khai thông đường thở

Làm thế nào để đánh giá bệnh nhân dựa vào hô hấp, tuần hoàn và tri giác

Hệ thống START căn cứ vào việc 3 đặc điểm quan trọng: Hô hấp, Tuần hoàn và Tri giác. Bệnh nhân cần được đánh giá nhanh, có hệ thống, bắt đầu từ tình trạng hô hấp. Nếu bệnh nhân còn thở, phải tiến hành xác định nhịp thở.

  • Bệnh nhân có nhịp thở lớn hơn 30 lần/phút được gắn thẻ màu Đỏ.
  • Nếu bệnh nhân thở được và nhịp thở ít hơn 30 lần / phút thì chuyển sang kiểm tra tuần hoàn và tri giác.
  • Nếu bệnh nhân ngừng thở, nhanh chóng lấy dị vật và khai thông đường thở. Sử dụng thao tác nghiêng đầu-nâng cằm lên để mở đường thở. Trong trường hợp tai nạn thương vong hàng loạt, có thể phải bỏ qua việc cố định cột sống cổ khi khai thông đường thở trong quá trình phân loại bệnh nhân.

Lưu ý: Việc cố định cột sống cổ trong tai nạn thương vong hàng loạt khác với trường hợp đơn lẻ. Đây chỉ là lúc cấp cứu khẩn cấp nên không có thời gian để cố định cột sống cho mọi bệnh nhân.

  • Khai thông đường thở, nếu bệnh nhân thở được – gắn thẻ Đỏ.
  • Nếu bệnh nhân không thở được và không bắt đầu hô hấp sau khi khai thông đường thở gắn thẻ Đen.

Tuần hoàn: Phương pháp tốt nhất tại hiện trường để đánh giá tình trạng của hệ tuần hoàn là kiểm tra động mạch quay. Nếu mạch quay không có hoặc không đều, gắn thẻ Đỏ . Nếu mạch rõ, đều, chuyển sang đánh giá tình trạng tri giác.

Tình trạng tri giác: Phần cuối cùng trong chuỗi phân loại đơn giản và điều trị nhanh (START) là kiểm tra tình trạng tri giác của bệnh nhân. Động tác này được thực hiện trên những bệnh nhân có hô hấp và tuần hoàn ổn định.

  • Kiểm tra tình trạng tri giác của bệnh nhân bằng cách yêu cầu bệnh nhân làm theo những y lệnh đơn giản: 'mở mắt', 'nhắm mắt', 'nắm tay'.
  • Nếu bệnh nhân không phản ứng hay không thể thực hiện theo y lệnh đơn giản, gắn thẻ Đỏ .
  • Những bệnh nhân có thể làm theo y lệnh đơn giản và có hô hấp và tuần hoàn ổn định sẽ được gắn thẻ Vàng.

Biện pháp tiếp cận sơ cứu từng ca đơn lẻ tại hiện trường: áp dụng nguyên tắc ABCD

 

KẾT LUẬN:

       Thảm họa dù do thiên nhiên hay con người gây ra, đều đem lại những hậu quả to lớn, thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế, xã hội của các nước nói riêng và của nhân loại nói chung.

       Để công tác phòng chống thảm họa đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nỗ lực của các ngành các cấp và của toàn xã hội. Ngành y tế là một bộ phận tham gia guồng máy phòng chống thảm họa cũng phải có sự đầu tư, chuẩn bị đúng mức trong công tác, trong đó bao gồm - xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm họa một cách cụ thể, tổ chức vận hành một bộ máy chỉ huy, điều hành, chuẩn bị nguồn lực và phương tiện vật chất để đáp ứng yêu cầu, huấn luyện những kiến thức cơ bản cho nhân viên y tế và kể cả người dân khi thảm họa xảy ra.

  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI KỲ
  • NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • CHĂM SÓC TRẺ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  • KHÁM PHỤ KHOA THỰC HIỆN TẦM SOÁT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG
  • ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
  • THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN THUỐC TRONG CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN
  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
  • MÔ HÌNH Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC NƯỚC
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI Ở CỘNG ĐỒNG
  • TĂNG HUYẾT ÁP
  • Ợ HƠI, CHƯỚNG BỤNG VÀ TRUNG TIỆN_xoa
  • THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI TRẠM Y TẾ
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    dược lý dịch tể

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    TƯƠNG TÁC THUỐC

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khái niệm về tai biến sản khoa

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN VÀ KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ Ở TRẺ SƠ SINH
    Theo dõi và quản lý
    Tràn khí màng phổi
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space