Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KỸ THUẬT CẦM MÁU VẾT THƯƠNG

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU

  • Xác định được mục đích của việc cầm máu vết thương
  • Xác định được các nguyên tắc cầm máu vết thương
  • Nhận biết được các dạng chảy máu bên ngoài cơ thể
  • Xác định được các quy trình cầm máu vết thương
  • Biết cách theo dõi tình trạng người bệnh trong quá trình vận chuyển

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương có thể gặp ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, rất nhiều nước có tỉ lệ chấn thương cao nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Chấn thương gây nên các vết thương dập nát tổ chức đều có thể gây ra chảy máu, đặc biệt là các vết thương sâu làm đứt động mạch sẽ làm cho khối lượng máu trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng. Do đó việc phát hiện sớm và làm ngưng chảy máu tại nơi bị thương rất quan trọng và cần thiết để hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, cứu tính mạng cho người bị thương.

  1. MỤC ĐÍCH

Cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng, có thể gây ra tử vong.

  • Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu
  • Phòng hoặc điều trị sốc
  • Duy trì các chức năng sinh tồn
  • Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm thể tích tuần hoàn).
  • NGUYÊN TẮC CẦM MÁU
  • Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
  • Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối
  • Nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên hoặc gọi Cấp cứu 115
  • Nâng cao vùng bị tổn thương

  

 

  • Vết thương đâm xuyên còn dị vật:
  • Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật gì đâm vào và vẫn cắm ở vết thương thì KHÔNG được rút dị vật ra.
  • Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.
  • Dùng miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như với vết thương không có dị vật, chú ý không gây áp lực trực tiếp lên dị vật.

    

                   Vết thương có dị vật                                Máu thấm qua gạc và băng

 

  • Nếu máu thấm qua gạc và băng
  • Nếu máu thấm qua gạc và băng thì dùng lớp băng thứ hai quấn chặt lên lớp băng cũ.
  • Với các vết thương chảy máu quá mạnh không thể kiểm soát, cần nhanh chóng thay lớp gạc và băng thứ nhất đã sũng máu bằng lớp gạc và băng mới. Máu không cầm được có thể là do tấm gạc thứ nhất dùng để chèn vết thương đã bị trượt khỏi vị trí ban đầu.
  1. PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT CHẢY MÁU

Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương, người ta chia thành 3 loại chảy máu:

  • Chảy máu động mạch: có thể quan sát máu chảy nhiều, màu đỏ tươi, phun thành tia theo nhịp mạch nảy hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước ùn từ đáy giếng lên.
  • Chảy máu tĩnh mạch: có các đặc điểm tốc độ chảy chậm hơn so với vết thương động mạch. Máu chảy màu đỏ sẫm, không thành tia, máu chảy đầy bề mặt vết thương.

 

 

  • Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn, chừng vài phút, thường gặp ở những vết thương nhỏ, nông (như trong các trường hợp bị trầy, xước tay chân)
  1. QUY TRÌNH
  2. Chuẩn bị

Người thực hiện

  • Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng ( chuyên viên Cấp cứu Ngoại viện )
  • Mang găng, kính bảo hộ ( nếu có)

Dụng cụ

  • Gạc sạch hoặc vô khuẩn, giấy ăn, vải sạch…
  • Băng cuộn
  • Khăn tam giác hoặc dây có sẵn tại chỗ

Người bệnh

  • Được giải thích về kỹ thuật cầm máu sắp tiến hành
  • Nằm đầu thấp, thở oxy và lập đường truyền tĩnh mạch nếu chảy máu nặng

Nơi thực hiện

  • Tại hiện trường ngoài bệnh viện, trong các trạm y tế, phòng khám đa khoa..
  1. Các bước tiến hành

Khám và đánh giá lại tình trạng vết thương và mức độ chảy máu

  • VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU TĨNH MẠCH HOẶC MAO MẠCH

Bước 1: người thực hiện mang găng, đeo kính bảo hộ (nếu có) xác định vị trí chảy máu, mức độ chảy máu.

Bước 2: nhanh chóng rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch

Bước 3: dùng gạc hoặc vải sạch, giấy ăn đè ép lên vết thương chảy máu, sử dụng băng thun băng ép lên vị trí đặt gạc, vải.. băng kín vết thương

Bước 4: nâng cao vùng chảy máu, nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên nếu cần thiết.

  • VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU ĐỘNG MẠCH.

Bước 1: người thực hiện mang găng, đeo kính bảo hộ (nếu có) xác định vị trí động mạch chảy máu, mức độ chảy máu.

Bước 2: ấn động mạch

  • Dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. Tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn mà dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn vào động mạch.
  • Những vị trí ấn động mạch:
  • Nếu tổn thương động mạch cẳng tay: vị trí ấn động mạch ở nếp gấp khủy tay ( rãnh nhị đầu trong )
  • Nếu tổn thương động mạch cánh tay: ấn phía trước bờ trong cánh tay
  • Nếu tổn thương động mạch cẳng chân: vị trí ấn là khoe chân
  • Trong trường hợp tổn thương động mạch đùi: vị trí ấn động mạch tạm thời là giữa bẹn

Bước 3: dùng gạc hoặc vải sạch ( số lượng nhiều) đè ép lên vị trí chảy máu, dùng băng thun băng ép lên vị trí đặt gạc, vải..

Bước 4: đánh giá lại vết thương còn chảy máu không?

  • Ngưng chảy máu: nâng cao vùng chảy máu, nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên
  • Chảy máu: tiếp tục băng chồng lên gạc lần 1 sau đó đánh giá lại. Nếu ngưng chảy máu làm như trên. Nếu còn chảy máu tiến hành đặt garo nhanh chóng chuyển nạn nhân lên tuyến trên.
  • Các vết thương động mạch ở sâu, không thể băng ép được ta dùng cách nhét gạc vào vết thương sau đó dùng băng thun băng ép lại và chuyển nạn nhân đến cơ sở chuyên khoa.
  • Vết thương động mạch ở vùng cổ, dùng gạc đè ép lên vết thương, phía đối diện của vết thương sử dụng thanh gỗ hoặc chính cánh tay người bệnh làm thanh đỡ để khi băng ép không ép vào đường thở
  1. GARO TRONG VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU NẶNG

Garo là biện pháp cầm máu tạm thời được áp dụng trong các vết thương ở chi có chảy máu ồ ạt mà các biện pháp cầm máu tạm thời khác không hiệu quả. Khi garo máu bị ngưng lưu thông một thời gian nhất định nên rất dễ làm hoại tử phần chi phía dưới. Vì vậy khi đặt garo cần tuân theo các nguyên tắc sau

  • Không đặt trực tiếp dây garo lên da thịt nạn nhân
  • Đặt garo phía trên vết thương từ 2 – 5 cm
  • Sau 30 – 60 phút phải nới garo một lần : từ từ nới dây garo ra đến khi phần chi phía dưới hồng trở lại thì tiếp tục siết chặt trở lại
  • Tổng số thời gian đặt garo không quá 6 giờ
  • Nạn nhân bị đặt garo phải được theo dõi sát trong quá trình vận chuyển lên tuyến trên và phải có phiếu garo ghi chép rõ ràng.
  • Nhanh chóng chuyển nạn nhân có garo lên cơ sở y tế có khả năng điều trị gần nhất và phải có nhân viên y tế hộ tống
  • Chỉ định:
  • Vết thương bị cụt chi hoặc bị đứt gần lìa
  • Chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.
  • Vết thương tổn thương mạch máu đã áp đã áp dụng những biện pháp cầm máu tạm thời mà không có hiệu quả
  • Chuẩn bị dụng cụ:

Dụng cụ chuẩn bị sẵn

  • Băng Esmarch là băng cao su to bản

Chi trên: dài 1m, rộng 4cm

Chi dưới: dài 1,5m, rộng 6cm

  • Gạc vô khuẩn, sạch
  • Băng tam giác, băng cuộn
  • Phiếu garo, bút đỏ, kim băng

Dụng cụ tùy ứng: trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có đầy đủ dụng cụ, mà tùy theo điều kiện  cụ thể nơi xảy ra tai nạn chúng ta có thể tận dụng mọi vật dụng xung quanh như, dây vải, cây, bút bi, đũa ăn cơm khăn mùi xoa..

 

  • Cách đặt garo:

Đặt garo bằng ( Esmarch) cao su.

Bước 1: Cấp cứu viên mang găng, để bệnh nhân ở tư thế thuận tiên

Bước 2: Ấn động mạch phía trên vết thương  để tạm thời cầm máu ( nếu cần thiết)

Bước 3: Quấn vải hoặc gạc ở vị trí đặt garo hoặc sử dụng quần áo nạn nhân

Bước 4: Đặt băng cao su lên trên lớp vải sau đó băng vòng

Vòng thứ nhất băng vừa phải, vòng thứ 2 chặt hơn vòng thứ nhất, vòng 3 chặt hơn vòng thứ 2, quan sát thấy không còn chảy máu ra từ miệng vết thương nữa là được.

Bước 5: Cố định vòng băng chắc chắn

Bước 6: Băng ép vết thương, treo chi ( nếu là chi trên) và chuyển nạn nhân đến cơ sở có khả năng phẫu thuật cầm máu.

 

Đặt garo tùy ứng:

Bước 1: Ấn động mạch phía trên vết thương  để tạm thời cầm máu ( nếu cần thiết)

Bước 2: Quấn vải hoặc gạc ở vị trí đặt garo hoặc sử dụng quần áo nạn nhân

Bước 3: Buộc lỏng dây garo lên trên lớp vải tại vị trí đặt garo

Bước 4: Đặt một cuộn băng hoặc vật tròn lên đường đi của động mạch (nếu cần thiết)

Bước 5: Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dưới của chi kéo căng da.

Bước 6: Tay cầm que xoắn từ từ cho dây chặt lại, quan sát vết thương thấy máu ngưng chảy là được.

Bước 7: Dùng dây cố định que vào chi

Bước 8: Băng ép vết thương, treo chi ( nếu là chi trên) và chuyển nạn nhân đến cơ sở có khả năng phẫu thuật cầm máu.

 
 

PHIẾU GARO CẤP CỨU SỐ 1

Họ và tên nạn nhân: ………………………….tuổi…………

Vị trí vết thương……………………………………………..

Tên người đặt garo…………………………………………..

Thời gian đặt garo lúc…..giờ…..ngày……tháng…năm…….

Nới garo lần thứ nhất lúc…..............giờ……………………..

Nới garo lần thứ hai lúc…................giờ……………………..

Nới garo lần thứ ba lúc….................giờ……………………..

Nới garo lần thứ tư lúc….................giờ……………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. THEO DÕI:
  • Tình trạng chảy máu của vết thương, mức độ thấm máu vào băng gạc
  • Mạch, huyết áp, nhiệt độ
  • Đánh giá tình trạng tưới máu ở đầu chi khi băng ép
  • Các vết thương đặt garo cần theo dõi thời gian bắt đầu làm garo, thời gian vận chuyển và thời gian nới garo

 

  • TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
  • Vết thương vẫn tiếp tục chảy máu: cần tháo bỏ băng ép, kiểm tra lại vị trí chảy máu và cầm máu lại vết thương

Thiếu máu đầu chi ( băng ép ): người bệnh đau tức, đầu chi tím lạnh. Cần nới bớt băng ép hoặc nới garo mỗi 30 phút.

  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI KỲ
  • THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
  • ĐÁP ỨNG Y TẾ TRONG THẢM HỌA THƯƠNG VONG HÀNG LOẠT
  • SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI TRẠM Y TẾ
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • MÔ HÌNH Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC NƯỚC
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU ĐẠM Ở TRẺ EM
  • THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN THUỐC TRONG CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN
  • TIẾP CẬN NGOẠI TRÚ HỘI CHỨNG THẬN HƯ VÔ CĂN Ở TRẺ EM
  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU SINH TẠI XÃ VÀ CỘNG ĐỒNG
  • VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TĂNG HUYẾT ÁP
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xét nghiệm chẩn đoán

    3416/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá đau bìu cấp tính ở người lớn

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    đạo đức chuyên môn
    So sánh trung bình giữa nhiều nhóm (tiếp)
    314
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space