Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU

  1. Mô tả được đặc điểm của các dạng biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ em
  2. Trình bày được các chỉ định can thiệp trước trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý
  3. Hướng dẫn cho gia đình bệnh nhi về cách cho ăn-uống
  4. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và thực thể của trẻ vị thành niên biếng ăn do nguyên nhân tâm thần

 

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

  1. MỞ ĐẦU

Biếng ăn là  một triệu chứng, liên quan đến sự không thèm ăn.

Tình trạng biếng ăn hay ăn no được kiểm soát bởi vùng hạ đồi. Ngoài hệ thống thần kinh, hệ thống nội tiết cũng ảnh hưởng trên cảm giác đói hoặc no qua các hormone như ghrelin, leptin và đường trong máu.

Thuật ngữ 'biếng ăn' được sử dụng rộng rãi; thiếu định nghĩa chuẩn và biếng ăn là lý do đến khám trẻ của rất nhiều cha mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân:

     - Thực thể như: bệnh ác tính, nhiễm trùng do vi trùng, siêu vi, bệnh lý chuyển hóa....

     - Tâm lý

     - Do thuốc: kháng sinh, chống trầm cảm, do cai thuốc (cannabis= cần sa, corticoid)                                               

Tiên lượng còn tùy vào thời gian:

   - Ngắn: ít biến chứng

   - Kéo dài: suy dinh dưỡng (SDD), tử vong

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bậc cha mẹ quá lo lắng và nghĩ rằng con mình không ăn được nhiều. Thật ra, đa số các trường hợp là những trẻ bình thường nhưng nhu cầu của trẻ thấp hơn bình thường, và cha mẹ thường ép trẻ ăn lượng mà cha mẹ nghĩ là 'bình thường'.

Khi chúng ta càng ép trẻ ăn, trẻ lại càng sợ thức ăn và gia đình lại càng áp lực để trẻ ăn cho bằng được. Do vậy, cần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này.

Tuy nhiên, biếng ăn của trẻ có thể tiềm ẩn một nguyên nhân tâm lý cần quan tâm lưu ý.

Bài này đề cập 2 phần:

  • Biếng ăn ở trẻ em (không do nguyên nhân thực thể, thuốc)
  • Biếng ăn tâm thần ở trẻ vị thành niên
  1. BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM:

Cần phân biệt 5 dạng:

  1. Biếng ăn ở trẻ nhỏ
  2. Rối loạn ăn uống do thiếu quan tâm
  3. Tránh thức ăn
  4. Trẻ 'ăn ít'
  5. Rối loạn hành vi ăn uống sau chấn thương

Phân loại biếng ăn ở trẻ em không được xác định rõ ràng trước đây và Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ xác định cách phân loại từ 1994.

2.1. Biếng ăn ở trẻ nhỏ

  • Xuất hiện : 6 tháng - 3 tuổi, nhiều nhất 9-18 tháng
  • Thường bắt đầu lúc ăn dặm, đúc muỗng
  • Gầy, SDD, chậm phát triển thể chất
  • Cha mẹ rất lo lắng, làm đủ mọi cách
  • Mặc cảm tội lỗi của người mẹ
  • Trẻ thường rối loạn giấc ngủ, khó tính, quấy khóc....

2.2. RL ăn uống do thiếu quan tâm

  • Xuất hiện sớm: 2-8 tháng
  • SDD kèm chậm phát triển tâm thần vận động, vô cảm, ít cảm xúc, không chơi...
  • Mẹ có vấn đề tâm lý (không được quan tâm...)
  • Trong bữa ăn của trẻ: không thấy sự hỗ tương
  • Dạng nặng: bạc đãi ở trẻ em, thường thấy khi kinh tế xã hội nghèo, khó khăn
  • Trẻ thiếu cả về cung cấp thức ăn và tình cảm
  • Sự xa cách càng nặng dần

2.3. Tránh thức ăn

  • Xuất hiện khi bắt đầu ăn dặm (rau, thịt...)
  • Tùy vào mùi vị, độ cứng... của thức ăn
  • 27% trẻ không chịu ăn dặm
  • Đôi lúc trẻ chỉ chấp nhận ăn 2-3 loại thức ăn mà thôi
  • Nên thử cho lại nhiều lần (> 11 lần) trong những điều kiện khác nhau (nơi, màu, chén bát...)

Ngoài ra, trẻ có thể có các biểu hiện khác như:

  • Không đi trên cát, cỏ
  • Không chịu mặc 1 số loại vải, áo (than ngứa)
  • Tăng nhạy cảm với tiếng động, mùi.....

2.4. Trẻ 'ăn ít'

  • Trẻ ăn đủ thứ, nhưng với lượng ít là đủ no
  • Trẻ nhỏ cân, nhưng không SDD
  • Trước đây: trấn an bà mẹ là trẻ không béo phì là tốt rồi
  • Tuy nhiên, nhóm trẻ này có thể là:
  • Dạng nhẹ của biếng ăn ở trẻ nhỏ,
  • Về sau này có khả năng rơi vào nhóm 'biếng ăn tâm thần ở tuổi vị thành niên'

2.5. RL hành vi ăn uống sau chấn thương

Xuất hiện sau một hay nhiều yếu tố chấn thương mạn hay lặp lại nhiều lần, vùng hầu họng hoặc thực quản: trẻ bị sặc, do trẻ bị ép ăn, do đặt sonde dạ dày, nuôi ăn, đặt nội khí quản, hút đàm.....

Các tình huống có thể gặp là:

  • Trẻ nhũ nhi sau sặc sữa: chấp nhận ăn bằng thìa
  • Trẻ lớn hơn, sặc thức ăn cứng, lại chịu uống sữa
  • Trường hợp nặng: trẻ từ chối hoàn toàn ăn uống
  1. ĐIỀU TRỊ BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM

3.1. Trẻ 'ăn ít' và trẻ 'tránh thức ăn'

Phát triển thể chất của trẻ bình thường

  • Giáo dục cha mẹ
  • Không ép trẻ ăn
  • Thử nhiều loại, phù hợp hơn
  • Không cho trẻ lo ra, cho trẻ chú ý vào bữa ăn
  • Tuân thủ giờ giấc ăn, vệ sinh ăn uống

 

 

3.2. Biếng ăn ở trẻ nhỏ

  • Cần ý kiến bác sĩ (BS) tâm lý nhi: chú ý mối quan hệ cha mẹ-trẻ
  • Giúp cha mẹ điều chỉnh vai trò theo tính khí của trẻ

  3.3. RL ăn uống do thiếu quan tâm

      Cần sự hỗ trợ của BS tâm lý: điều trị tâm lý cho cha mẹ, lưu ý các điều kiện kinh tế xã hội

 3.4. RL hành vi ăn uống sau chấn thương

  • Điều trị tâm lý, tập cho trẻ ăn trở lại
  • BS Nhi cần dự phòng để tránh sang chấn

Các qui tắc chung

  • Cho trẻ tập trung vào bữa ăn không xem tivi
  • Giới hạn bữa ăn 20 – 30 phút thôi.
  • Đừng tỏ thái độ khó chịu khi trẻ không ăn.
  • Khen ngợi khi trẻ ăn thức ăn mới.
  • Cung cấp thức ăn phù hợp lứa tuổi.
  • Giới thiệu món ăn một cách hệ thống, kiên trì.
  • Khuyến khích trẻ tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn
  • Cứ cho trẻ nghịch thức ăn, dù đổ cơm, vỡ bát.
  • Không cho ăn uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.

Các quan niệm sai lầm:

Chất đạm là thức ăn rất bổ, rất cần thiết → cung cấp quá nhiều → khó tiêu hóa → trẻ gầy và lên cân không tốt.

Trong xương có nhiều canxi →hầm xương cho trẻ ăn liên tục → chán ăn. Chất đạm không tan trong nước, ăn lâu ngày → thiếu chất đạm

Chất béo là thức ăn khó tiêu → hạn chế. Nhu cầu cung cấp chất béo ở trẻ em rất cao, cao hơn ở người lớn. Chọn chất béo phù hợp với lứa tuổi và cung cấp đấy đủ giúp trẻ phát triển tốt.

Khẩu vị thức ăn: chọn khẩu vị thức ăn lành mạnh, không quá ngọt, không quá mặn tránh béo phì, cao huyết áp, sâu răng…

Ngoài ra, cần lưu ý độ lợn cợn của thức ăn:

Tùy theo lứa tuổi:

            < 6 tháng: bột 5% - 10%

               9 – 10 tháng: cháo

               20 tháng: cơm nhão tán – thức ăn lợn cợn

              2 tuổi: cơm hạt như người lớn

  1. BIẾNG ĂN TÂM THẦN Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Biếng ăn tâm thần ở trẻ gái: 95% ở trẻ gái, nguyên nhân phức tạp: có vai trò tâm sinh lý và xã hội.

Chẩn đoán dễ dàng trước 4 triệu chứng:

  • Từ chối tăng cân và cân < 15% cân nặng bt
  • Rất sợ tăng cân, cho dù cân nặng dưới bt
  • Tự cho rằng mình 'béo' cho dù quá gầy
  • Vô kinh >3 chu kỳ liên tục

Thông thường, trẻ tránh các thức ăn nhiều calo và làm mọi cách để loại bỏ thức ăn: nôn, ói, rửa ruột, dùng thuốc sổ, lợi tiểu...

Trẻ có tăng vận động thể lực, trí óc:

  • Đi bộ thật nhiều, bơi, nhảy đầm, tập thể dục
  • Từ chối nói bị mệt, bị bệnh
  • Không hưng phấn tình dục
  • Không thích có kinh
  • Tránh tiếp xúc xã hội
  • Ham học

Khám lâm sàng thực thể có các dấu hiệu sau đây:

  • Gầy đét,
  • Teo cơ
  • Lông móng thô, hoặc xuất hiện lông tơ
  • Hạ thân nhiệt
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ huyết áp
  • Phù
  • RL điện giải
  • Trầm cảm

Cần ghi nhận có thể có xung đột, bất hòa giữa cha mẹ. Đối với dạng tiền dậy thì ở trẻ gái 8-10 tuổi, cần chẩn đoán sớm để điều trị sớm vì ảnh hưởng đến phát triển thể chất. Rất hiếm thấy dạng xảy ra ở trẻ trai.

Trong giai đoạn đầu, bệnh xảy ra từ từ, trẻ rất ngoan trước đó. Thường xảy ra sau một sự thay đổi: đổi trường, thất vọng, bạn bè chê chọc...

Tiến triển của bệnh:

  • Hết sau vài tháng
  • Tiến triển nặng dần: suy kiệt, tử vong
  • Dạng trung gian: lấy lại cân, sau đó tái phát. Sau nhiều đợt tái phát, có thể trở lại bt, và xuất hiện lại kinh nguyệt

Về điều trị, cần nhập viện khi suy kiệt nặng để nuôi ăn, điều trị tâm lý (cá nhân và gia đình) và theo dõi sau xuất viện, theo dõi ngoại trú.

KẾT LUẬN

Biếng ăn là lý do đến khám trẻ của rất nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bậc cha mẹ quá lo lắng và thường ép trẻ ăn, và làm trẻ sợ thức ăn. Tuy nhiên, biếng ăn có thể tiềm ẩn một nguyên nhân tâm lý cần quan tâm lưu ý.

  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU ĐẠM Ở TRẺ EM
  • TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
  • MÔ HÌNH Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC NƯỚC
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
  • NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • SUY GIÁP Ở TRẺ EM
  • ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
  • HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (Acute coronary syndrome: ACS)
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • TIẾP CẬN NGOẠI TRÚ HỘI CHỨNG THẬN HƯ VÔ CĂN Ở TRẺ EM
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • CHĂM SÓC TRẺ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  • KỸ THUẬT CẦM MÁU VẾT THƯƠNG
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh viêm khớp vẩy nến

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiêu chuẩn xuất viện

    3416/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo thêm

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp nhanh trên thất vào lại nút nhĩ thất (2)
    Mục tiêu
    Sử dụng thuốc lợi tiểu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space