Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN THUỐC TRONG CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Xác định mục đích TLĐTT / CCNBV.
  2. Trình bày các vị trí TLĐTT / CCNBV
  3. Phân tích ưu điểm và nhược điểm các vị trí TLĐTT, chọn lựa các vị trí TLĐTT theo mục tiêu và bối cảnh.

Chữ viết tắt:

  • TLĐTT : thiết lập đường truyền thuốc
  • CCNBV : cấp cứu ngoài bệnh viện
  • TTM : truyền tĩnh mạch

I.MỞ ĐẦU

Một trong những vấn đề thực tiễn trong cấp cứu ngoài bệnh viện/ trạm y tế là việc nhanh chóng thiết lập đường đưa thuốc vào cơ thể người bệnh, sự nhanh chóng này quyết định rất lớn duy trì chức năng sinh tồn của người bệnh. Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện cần cân nhắc tùy theo mục đích, trang thiết bị, kỹ thuật lành nghề của bản thân, diễn biến của bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh, bối cảnh tại hiện trường mà đưa ra quyết định chọn lựa vị trí thiết lập đường đưa thuốc thích hợp.

            Mục đích thiết lập đường truyền:

  • Truyền dịch với lượng lớn và nhanh
  • Đưa một lượng dịch ưu trương vào tuần hoàn
  • Đưa vào cơ thể một thuốc cấp cứu dạng dịch
  • Giữ đường truyền dự phòng biến cố
  • Duy trì nồng độ thuốc liên tục trong nhiều giờ

      Theo quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ y tế về việc Ban hành, “Danh mục Vali cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ôtô cứu thương”  và “Danh mục dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho Trạm y tế” có các dụng cụ thiết lập đường truyền thuốc từ tĩnh mạch ngoại vi đến trung ương và nội khí quản.

  1. DIỄN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH

      Thời gian hoàn thành việc TLĐTT tại những vị trí khác nhau chênh lệch về thời gian rất nhiều.

      Lựa chọn đường thiết lập dễ dàng nhanh chóng cho những bệnh nhân có dấu hiệu đe dọa chức năng sinh tồn. Lựa chọn những vị trí chắc chắn và an toàn cao cho những trường hợp trì hoãn được.

      Tuỳ theo diễn biến và mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi chưa kịp thời thiết lập đường TTM, trong trường hợp ngưng tim, đường nội khí quản là sự lựa chọn cho những thuốc hấp thu được qua hàng rào phế nang mao mạch.

      Tuỳ theo kỹ thuật lành nghề. Chọn vị trí thành thạo nhất, có giá trị cao nhất cho mục đích. Ngoại viện là không có giường bệnh, tiếp cận các kỹ thuật không liên tục, các Bác sĩ và Điều dưỡng phải được huấn luyện kỹ năng tại một đơn vị nội trú.

      Tuỳ theo bối cảnh tại hiện trường. Có rất nhiều nạn nhân, môi trường đe dọa, chật hẹp, thiếu ánh sáng...áp lực tạo ra do yếu tố gia đình bệnh nhân

III.CÁC VỊ TRÍ TLĐTT

  • Đường truyền tĩnh mạch ngoại vi
  • Đường truyền tĩnh mạch trung ương
  • Đường nội khí quản
  • Đường tủy xương

ĐƯỜNG TTM NGOẠI VI

  • Tĩnh mạch vùng cánh tay
  • Tĩnh mạch vùng cẳng tay
  • Tĩnh mạch vùng bàn tay
  • Tĩnh mạch vùng cổ chân (mạch hiển)

           

 

Hướng dẫn lựa chọn kim đúng chỉ định

              

 

    
 

 

 
 

 

 
 
 

 

 
 

 

 
 
 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƯỜNG TTM TRUNG ƯƠNG

Tĩnh mạch dưới đòn. Tĩnh mạch cảnh. Tĩnh mạch bẹn

Tĩnh mạch dưới đòn

Tĩnh mạch cảnh

ĐƯỜNG NỘI KHÍ QUẢN: Xem bài đặt nội khí quản

ĐƯỜNG TỦY XƯƠNG

      Vị trí chọc được chọn là ở cẳng chân, mặt trước, phía trong xương chày và dưới củ chày 2-3cm. Kê cao vùng gối bằng khăn cuộn, giữ gối co một góc 90-120 độ, sát trùng.

      Kim số 18G tiêm thẳng góc với mặt da, vừa ấn mạnh, vừa xoay kim cho đến khi có cảm giác nhẹ tay đột ngột là kim đã vào tủy xương.

           

  1. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM - LỰA CHỌN VỊ TRÍ THIẾT LẬP

Dựa trên quan điểm

  • Chỉ định chính trong CCNV
  • Dễ thiết lập
  • Thời gian hoàn thành nhanh
  • Kỹ thuật và dụng cụ đơn giản
  • Tốc độ truyền tương đối.
  • Thời gian bắt đầu tác dụng của thuốc nhanh.
  • Ít tai biến.
  • Thỏa hầu hết các mục tiêu và bối cảnh

ĐƯỜNG TTM NGOẠI VI

Khuyết

  • Không chắc chắn
  • Hạn chế trong một số thuốc chống loạn nhịp bolus nhanh ( VD : ATP ).
  • Hạn chế tốc độ nhanh, khối lượng lớn
  • Dễ thất bại ở bệnh nhân quá mập, trường hợp trụy mạch xẹp hết tĩnh mạch.

Nên lựa chọn tĩnh mạch đủ lớn, gần tim.

      Tránh chọn nơi chạc ba, chỗ khớp, vùng viêm nhiễm, vùng da tổn thương, vùng mạch máu bị đứt, chỗ dò động tĩnh mạch, chỗ ghép mạch máu. Tránh tĩnh mạch chân ở bệnh nhân đái tháo đường.

ĐƯỜNG TTM TRUNG ƯƠNG

Ưu điểm

  • Chắc chắn
  • Truyền khối lượng lớn, nhanh
  • Hầu hết các dạng dịch đều được
  • Kiểm tra áp CVP
  • Thời gian bắt đầu tác dụng của thuốc nhanh

Nhược điểm

  • Vật liệu, trang bị.
  • Kỹ thuật hoàn thiện, thành thạo.
  • Tỷ lệ các tai biến cao và nghiêm trọng

ĐƯỜNG NỘI KHÍ QUẢN

      Thực hiện trong trường hợp ngưng thở ngưng tim. Thực hiện bởi Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên được huấn luyện kỹ thuật hoàn thiện.

Việc đưa thuốc vào cơ thể qua nội khí quản được thực hiện khi chưa thiết lập đường tĩnh mạch. Chỉ vài thuốc có chỉ định. Không thể cho số lượng lớn dịch. Các thuốc cho vào đường này có thể là Epinephrin, Atropin, Naloxone, Lidocain. Liều dùng thường gấp đôi đường TM và phải pha loãng.

ĐƯỜNG TỦY XƯƠNG

      Sử dụng trong nhi khoa. Tình huống xử trí bất khả kháng, cần truyền một lượng dịch đủ lớn khi không thể thiết lập đường TTM, bệnh nhi bị sốc nặng, đe dọa tính mạng, chọn lựa giải pháp này để cứu sống bệnh nhi so với những biến chứng của thủ thuật này có thể gặp phải.

  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NGOẠI TRÚ HỘI CHỨNG THẬN HƯ VÔ CĂN Ở TRẺ EM
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
  • CHĂM SÓC TRẺ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI TRẠM Y TẾ
  • TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
  • VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU SINH TẠI XÃ VÀ CỘNG ĐỒNG
  • TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tư vấn trước sinh

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non

    2582/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tễ học và nguyên nhân vô kinh thứ phát

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm mủ màng phổi
    Công cụ Google-analytics
    Điều trị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space