Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU:

  1. Xác định được mục đích cố định gãy xương tạm thời
  2. Liệt kê được nguyên tắc cố định gãy xương tạm thời
  3. Xác định được các dấu hiệu gãy xương
  4. Xác định được các kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời theo quy trình.
  • ĐẠI CƯƠNG

Hầu hết các nước trên thế giới đều đối mặt với tai nạn và chấn thương, tuy nhiên sự gia tăng gặp nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Theo Brune trong 300.000 trường hợp chấn thương thì có tới 45.000 trường hợp gãy xương ( chiếm 15% ) và thường gặp ở độ tuổi 20 – 30, đây là lực lượng lao động quan trong, nam nhiều hơn nữ.

Trong các xương bị gãy thì cột sống, xương chậu, xương đùi là nguy hiểm nhất, nạn nhân có nguy cơ tử vong cao.

Gãy xương nếu được sơ cứu tốt sẽ giảm được tai biến, giảm đau và giảm chi phí điều trị.

  • MỤC ĐÍCH
  • Giảm đau cho nạn nhân phòng ngừa sốc do chấn thương
  • Giảm bớt nguy cơ làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh, cơ, da..
  • Trường hợp gãy hở: cố định gãy xương kết hợp với xử trí vết thương phần mềm tốt còn có tác dụng giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương
  • NGUYÊN TẮC CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG:
  • Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân, phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương ( không cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).
  • Cố định trên dưới ổ gãy, khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất động ba khớp.
  • Bất động chi gãy ở tư thế cơ năng: chi trên treo tay và cố định cánh tay vào thân người, chi dưới duỗi thẳng 180o.
  • Không nên cởi, xé quần áo nạn nhân, khi cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ
  • Kiểm tra lưu thông tuần hoàn chi tổn thương sau khi cố định
  • Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
  • Trường hợp gãy hở: không được kéo nắn, ấn đầu xương gãy vào trong, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.
  • Đối với các trường hợp gãy xương có kèm theo tổn thương phần mềm, tổn thương mạch máu cần sơ cứu chảy máu và vết thương phần mềm trước khi cố định xương gãy.
  • DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG
  • Đau: đau ngay sau khi chấn thương xảy ra, điểm đau khu trú tại vị trí gãy, đau tăng khi cử động
  • Sưng nề, bầm tím: xảy ra ngay khi chấn thương hoặc một vài giờ sau
  • Biến dạng chi
  • Giảm hoặc mất vận động
  • Cảm giác có tiếng lạo xạo

 

    
    

 

  • CÁC LOẠI GÃY XƯƠNG
  • Gãy cành tươi: xương gãy không hoàn toàn, thường thấy ở trẻ con do xương còn mềm dẻo hơn xương người lớn.
  • Gãy nhiều mảnh: xương bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, thường loại gãy này xương liền với tốc độ chậm hơn bình thường.
  • Gãy xương kín: phần da bên ngoài ổ gãy xương còn nguyên vẹn.
  • Gãy xương hở: phần da bên ngoài bị thủng, có thể do đầu xương gãy đâm ra da hoặc lực gây chấn thương làm rách da. Nguy cơ nhiễm khuẩn của loại gãy hở này cao hơn bình thường.
  • Gãy xương bệnh lý: xương bị yếu do bệnh có sẵn như loãng xương hay cancer, chỉ lực tác động nhẹ cũng đủ gây gãy xương.
  • Gãy mảnh nhỏ xương do co giật cơ: Các thớ cơ bám chặt vào xương bằng tổ chức đặc biệt gọi là gân. Khi cơ co thắt mạnh làm giật gân ra khỏi xương kèm theo mảnh nhỏ xương bám vào. Hiện tượng này hay xảy ra ở vùng khớp gối và khớp vai.
  • Gãy xương kiểu nén ép: Xảy ra khi hai xương va chạm nhau, hay thấy ở các đốt xương sống, khi ấy xương gãy bị ép ngắn lại. Ở người cao tuổi, đặc biệt có loãng xương thì hay bị nguy cơ gãy theo kiểu này.

 

                                   

Gãy xương cành tươi                                              Gãy ngang

                                   

 

                     Gãy xương phức tạp                                                   Gãy hở     

 

  • CẤP CỨU GÃY XƯƠNG Ở HIỆN TRƯỜNG

Xử trí gãy xương ban đầu quan trọng là bất động ổ gãy xương, vì di động nơi xương gãy gây đau, chảy máu và tổn thương thêm mô mềm xung quanh, như làm tổn thương mạch máu và thần kinh, làm cho việc điều trị về sau càng phức tạp hơn.

Một số lưu ý cấp cứu khi nghi ngờ có gãy xương:

  • Không di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định an toàn
  • Một số xương nghi ngờ gãy như: xương đốt sống, xương sườn, xương chậu, xương đùi, chỉ được cố định khi cấp cứu viên được đào tạo liên tục
  • Không được thử kéo thẳng chi gãy nếu chưa được huấn luyện.
  • Không tìm dấu hiệu lạo xạo của ổ gãy
  • Xương gãy cần cố định, nâng đỡ, cố định tạm thời để hạn chế di động ổ gãy. Phương tiện sử dụng đa dạng có thể là thanh gỗ, bìa cứng các tông, che chắn cho êm. Thường phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới xương gãy.
 
  
  • Gọi điện cấp cứu 115 xin hỗ trợ hoặc chi viện nếu quá khả năng
  • Không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có khi cần phải mổ cấp cứu.
  • Chú ý các trường hợp gãy xương có vết thương chảy máu. Cần phải cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng băng gạc sạch. Trường hợp có xương chồi ra ngoài da thì ép chặt mép vết thương vào đầu xương tuyệt đối không ấn đầu xương vào trong.
  • CHỈ ĐỊNH:

Các trường hợp gãy xương do bệnh lý hoặc do chấn thương nhằm giảm đau, hạn chế di lệch, hạn chế các tổn thương thứ phát.

  • CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có chống chỉ định tuyệt đối trong việc trong việc cố định chi gãy. Tuy nhiên không kéo nắn đầu xương gãy đối với gãy xương hở.

 

  • CHUẨN BỊ:
  1. Người thực hiện: Y sĩ/ điều dưỡng ( chuyên viên cấp cứu ngoại viện) : đeo găng, khẩu trang, kính bảo hộ ( nếu có)
  2. Dụng cụ:
  • Nẹp: nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày. Một số loại nẹp: nẹp gỗ các cỡ, nẹp Cramer, nẹp máng Beckel, nẹp hơi…
  • Gạc, khăn..: dùng để đệm lót vào đầu nẹp hoặc nơi ụ xương cọ sát vào nẹp
  • Băng cuộn, dây to bản: dùng để buộc cố định nẹp
  • Khăn tam giác: dùng để treo cẳng tay
  • Băng dính to bản
  • Thuốc giảm đau toàn thân hoặc tại chỗ
  1. Người bệnh: được thông báo về vấn đề sức khỏe hiện tại và những kỹ thuật sắp can thiệp để người bệnh yên tâm hợp tác.
  2. Được giảm đau bằng thuốc giảm đau toàn thân hoặc phong bế thần kinh vùng chi bị gãy ( nếu cần thiết)
  • CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Đánh giá lại người bệnh, xác định vị trí gãy xương

  1. Gãy xương sườn :

Dùng băng dính to bản cố định xương sườn bằng cách dán nửa ngực phía bị gãy cả phía trước lẫn phía sau từ xương ức tới cột sống hoặc cố định bằng khăn tam giác.

  • Cấp cứu viên hướng dẫn nạn nhân thở ra
  • Dây 1: Đặt lên vị trí xương sườn bị gãy sau đó buộc nút nách trước phía đối diện bên gãy.
  • Dây 2,3: đặt phía trên/ dưới dây 1 và buộc nút nách trước phía đối diện bên gãy.
  • Treo tay phía bên xương gãy để đỡ trọng lượng của tay

 

 

  1. Gãy xương đòn: dùng băng số 8 hoặc băng thun: cần 2 người tiến hành

Người 1: nắm 2 cánh tay nạn nhân nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một lực vừa phải, không đổi trong suốt thời gian cố định.

Người 2: dùng băng số 8 hoặc băng thun để cố định xương đòn

Chú ý: phải đệm lót tốt ở hai hố nách tránh gây cọ sát làm bệnh nhân đau khi băng

  1. Gãy xương cánh tay:
  • Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay ( tư thế co)
  • Đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới qua khủy tay, nẹp ngoài từ quá bả vai đến quá khớp khủy.
  • Dùng 2 dây bản rộng buộc cố định nẹp: phía trên và dưới ổ gãy
  • Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khủy tay, bàn tay để ngửa.
  • Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình, thắt nút phía trước nách bên lành
  1. Gãy xương cẳng tay
  • Để cẳng tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa.
  • Dùng 2 nẹp: nẹp trên từ lòng bàn tay đến khủy tay, nẹp dưới từ đầu ngón các tay đến quá khủy tay hoặc dùng nẹp Cramer tạo góc 90o đỡ cả xương cánh tay và cẳng tay
  • Dùng 3 dây buộc cố định: nẹp vào bàn tay, trên dưới ổ gãy
  • Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngực và cố định cẳng tay vào thân mình, thắt nút phía trước nách bên lành.
  1. Gãy xương cột sống
  • Để nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng hoặc sàn nhà
  • Một người giữ đầu cổ nạn nhân ( nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ)
  • Nghiêng nạn nhân để đưa nẹp vào cố định: áp dụng chấn thương cột sống.
  • Gấp một chi dưới nạn nhân, phía đối diện bên nghiêng (nên để nạn nhân tự gấp chí lại)
  • Hướng dẫn nạn nhân khoanh tay trước, hoặc một tay để trước ngực một tay phía bên nghiêng duỗi thẳng lên phía trên đầu nạn nhân.
  • Cấp cứu 1: đặt tay vào vùng vai, hông nạn nhân
  • Cấp cứu 2: đặt tay vào vùng đùi, cẳng chân
  • Cấp cứu 1: hô 1,2,3 nghiêng nạn nhân ….nghiêng
  • Cấp cứu 3: đưa đai cố định vào ( có thể đưa băng ca hoặc mền vào cùng một lúc để di chuyển nạn nhân)

Đối với chấn thương cột sống cổ: Để nạn nhân nằm trên nền cứng, một người giữ đầu cổ, một người đưa nẹp vào với kỹ thuật

“ Ấn đẩy/ Ấn kéo” sau đó nghiêng nạn nhân và đưa băng ca hoặc mền vào vận chuyển nạn nhân

Lưu ý với chấn thương cột sống cổ: người giữ đấu cổ nạn nhân phải giữ đến khi nạn nhân được đưa lên bắng ca và cố định xong.

 
  1. Gãy xương đùi: cần 3 người làm
  • Người thứ nhất: giữ bàn chân về tư thế cơ năng và kéo theo trục của chi liên tục với một lực không đổi trong suốt quá trình cố định, mắt luôn quan sát sắc mặt nạn nhân
  • Người thứ hai: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phía dưới ổ gãy
  • Người thứ 3: một tay đỡ phần hông, một tay đưa nẹp phía dưới vào
  • Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân
  • Nẹp dưới từ vai đến quá gót chân
  • Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân

Dùng dải dây bản rộng để buộc cố định nẹp ở các vị trí: trên ổ gãy,dưới ổ gãy, cổ chân, dưới gối, ngang ngực, ngang hông, bàn chân

  1. Gãy xương cẳng chân

Cần 2 nẹp bằng nhau và 3 người làm:

  • Người thứ nhất: đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi, kéo liên tục bằng một lực không đổi, mắt luôn quan sát sắc mặt nạn nhân
  • Người thứ hai: đặt 2 nẹp và khăn chêm vào cố định ( nẹp trong và ngoài bằng nhau : dài từ qua bàn chân tới qua đầu gối) sau đó buộc dây cố định tại 4 vị trí:
  • Dây 1,2: trên/ dưới ổ gãy
  • Dây 3: trên đầu gối
  • Dây 4: cố định bàn chân về tư thế cơ năng

  

  • THEO DÕI
  • Theo dõi mạch, huyết áp tình trạng tri giác người bệnh
  • Theo dõi tưới máu vùng ngón chi bị gãy
  • Các tổn thương khác đi kèm nếu có

  • ÓI Ở TRẺ EM
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
  • SỬ DỤNG THUỐC EPINEPHRINE TRONG CẤP CỨU TẠI TRẠM Y TẾ
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
  • THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI Ở CỘNG ĐỒNG
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NGOẠI TRÚ HỘI CHỨNG THẬN HƯ VÔ CĂN Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU Ở TRẺ EM
  • TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ MANG THAI PHÁT HIỆN, DỰ PHÒNG, TỰ CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
  • KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quy trình quản lí sức khỏe trong y học gia đình

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Triệu chứng sinh học
    Giải phẫu bàn tay
    Theo dõi sau chọc hút
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space