Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Xác định được các triệu chứng suy hô hấp đợt mất bù COPD mức độ nặng và nguy kịch.
  • Trình bày được cách sử dụng các thuốc và một kỹ thuật cấp cứu suy hô hấp đợt mất bù COPD mức độ nặng và nguy kịch.
  1. MỞ ĐẦU

Theo Hội Lồng ngực Mỹ và Hội Hô hấp châu Âu, đợt cấp COPD là tình trạng thay đổi cấp tính của các dấu hiệu: khó thở, ho và khạc đờm so với ban đầu. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị.

Căn nguyên đợt bùng phát:

  • Nhiễm trùng hô hấp
  • Ô nhiễm không khí (khói thuốc, tiếp xúc nghề nghiệp, ozone)
  • Nguyên nhân khác: suy tim xung huyết, các nhiễm trùng ngoài hô hấp, nhồi máu phổi, tràn khí màng phổi, dùng thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm…

Hai nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân gây bùng phát thường gặp nhất. Khoảng 1/3 số trường hợp bùng phát không rõ căn nguyên.

  1. CHẨN ĐOÁN ĐỢT CẤP COPD

Trên nền lâm sàng COPD, có thêm 3 triệu chứng:

  • Khó thở tăng, kèm theo khò khè, co kéo cơ hô hấp phụ.
  • Thay đổi màu sắc của đờm.
  • Số lượng đàm nhiều hơn.

CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ - Chỉ trích dẫn ngoại viện

Các chỉ số

Nặng

Nguy kịch

Nói

Từng từ

Không nói được

Ý thức

Ngủ gà, Lú lẫn

Hôn mê

Nhịp thở

25-35

Thở chậm, ngừng thở

Co kéo cơ hô hấp phụ

Rất nhiều

Thở nghịch thường

Khó th

Liên tục

Liên tục

Nhịp tim

>120 lần/phút

Nhịp chậm, loạn nhịp

SpO2 %

87-85

< 85

Chú ý : Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ.

  • XỬ TRÍ

 Nguyên tắc cấp cứu ngoại viện

  • Xử trí đợt cấp COPD mức độ nặng bao gồm: bảo đảm oxy máu, dùng thuốc giãn phế quản, khai thông đường hô hấp (giải quyết tình trạng ứ đọng đờm)
  • Vận chuyển an toàn đến bệnh viện
  • Thở oxy mục đích đạt SpO2 88-92%.
  • Thuốc cường ß2 tác dụng nhanh: xịt 2 - 4 nhát/lần, có thể nhắc lại 10 -15 phút, Hoặc khí dung qua mặt nạ 5 mg
  • Methylprednisolone (TM) 40mg
  • Chuyển người bệnh đi bệnh viện: trên đường chuyển cần theo dõi tình trạng hô hấp, tiếp tục dùng thuốc giãn phế quản xịt 10 -15 phút một lần nếu cần.

Chỉ định hỗ trợ bóp bóng giúp thở qua mặt nạ hoặc nội khí quản tuỳ theo năng lực và trang bị, khi có:

+ Ngưng hô hấp, tuần hoàn

+ Khó thở nặng, hô hấp đảo nghịch

+ Giảm oxy máu nặng mà không cải thiện ngay với thở oxy qua mặt nạ

+ Ngủ gà, rối loạn tri giác

  • HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP (Acute coronary syndrome: ACS)
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • SUY GIÁP Ở TRẺ EM
  • DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM
  • ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI KỲ
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU Ở TRẺ EM
  • SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VITAMIN K
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI Ở CỘNG ĐỒNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ MANG THAI PHÁT HIỆN, DỰ PHÒNG, TỰ CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
  • QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • MÔ HÌNH Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC NƯỚC
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm da mạn tính

    Nguyễn Minh Phương.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc ba vòng và bốn vòng: Dược lý, cách dùng và tác dụng phụ

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phân độ chức năng của suy tim
    Bệnh động mạch chi trên do xơ vữa
    Video: định nghĩa
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space