Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Xác định được các nguyên tắc cấp cứu tại hiện trường
  • Xác định được các bước tiến hành cấp cứu tại hiện trường
  1. MỞ ĐẦU

Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở độ tuổi lao động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp tai nạn thương tích, hàng ngàn trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề. Đa số nạn nhân đã không được sơ cứu, hoặc chuyển viện không an toàn. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 900.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích. Trong đó có trên 34.000 người tử vong, chiếm 11 – 12% tổng số tử vong toàn quốc. Đứng đầu là tử vong do tai nạn giao thông với trung bình trên 15.000 người tử vong/năm, tiếp sau là đuối nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm, trong đó trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi chiếm trên 50%. Đuối nước cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Ngoài ra, các nguyên nhân gây tai nạn thương tích khác như tai nạn lao động, tự tử, bỏng, ngộ độc, ngã, bạo lực … vẫn phổ biến trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích.

  • Một điều lưu ý là, tai nạn thương tích không chỉ xảy ra do tai nạn giao thông mà phần lớn là trong sinh hoạt, trong dân cư, tại nhà, tại nơi công sở… Nơi mà bệnh nhân/ nạn nhân đến đầu tiên và gần nhất có lẽ là các Trạm y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng y tế cơ quan, mạng lưới này gần như phủ khắp toàn quốc.
  • Nguyên nhân thường gặp trong tai nạn thương tích thường gặp:
  • Tai nạn giao thông
  • Té ngã
  • Tai nạn lao động
  • Bạo lực ( gia đình, xã hội )
  • Bỏng
  • Ngộ độc
  • Tự tử
  • Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc
  • Đuối nước
  • Khác (Sét đánh, Hít sặc, Điện giật.. )

 

  1. KHÁI NIỆM

            Tai nạn là một sự kiện xảy ra đột ngột bất ngờ tác động sức khoẻ và đời sống cá nhân và cộng đồng.

            Thương tích: là sự kiện có thể dự đoán trước được và phòng tránh được. Thương tích gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi tác động từ bên ngoài như tác nhân cơ học, nhiệt, hoá chất , chất phóng xạ … với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, cơ thể thiếu các yếu tố cơ bản của sự sống như thiếu oxy hoặc mất nhiệt.

            Tai nạn thương tích xảy ra với ai, với hoàn cảnh nào, mức độ và sự nguy hiểm cơ thể phụ thuộc vào đâu ?

            Tai nạn thương tích xảy ra với bất cứ mọi hoàn cảnh, giao thông đi lại, lao động, vui chơi, học tập, giải trí và ngay cả trong gia đình. Tổn thương cơ thể tùy theo mức độ, sự nguy hiểm  tùy thuộc theo lứa tuổi, mức độ nguy hiểm của môi trường xảy ra tai nạn với số người tại hiện trường.

            Thương tích gây nên không chủ ý như chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ độc, bỏng, ngã, nghẹn hóc, điện giật, súc vật cắn… Thương tích gây nên có sự chủ ý như lạm dụng, bạo lực, đánh nhau, tự tử, chiến tranh…

  • NGUYÊN TẮC CẤP CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG
  1. Khẩn trương, tự chủ, đúng trình tự và kỹ thuật: thái độ cấp cứu khẩn trương nhưng phải tự chủ giữ bình tĩnh. Lời nói, giọng nói phải nhẹ nhàng.Tự chủ cảm xúc, cử chỉ của  mình. Hành động một cách tế nhị và có phương pháp đúng trình tự và kỹ thuật.
  2. Phối hợp nhóm: Ngoài hiện trường cần kêu gọi nhiều người tới giúp đỡ, một người điều phối chung, biết cách phân công từng công việc cho từng người.
  3. An toàn cho cấp cứu viên: lúc nào cũng nhớ an toàn cho chính bạn, bạn mới giúp được cho nạn nhân, tránh trường hợp thêm nạn nhân mới chính là bạn.
  4. Kiểm soát hiện trường: Cảnh báo, bảo vệ hiện trường. Quan sát hiện trường, nhận biết các nguy hiểm tại hiện trường và nguyên nhân gây tai nạn. Các nguy hiểm tại hiện trường. Chất cháy nổ hay có nguy cơ gây cháy nổ. Hơi độc, hóa chất hay vật liệu nguy hiểm. Mất an ninh trật tự. Giao thông tắc nghẽn. Thời tiết xấu, lũ lụt, sông hồ…
  5. Bảo vệ cho nạn nhân: Nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường nguy hiểm (đám cháy, nguy cơ cháy nổ…). Thông thường tránh di chuyển nạn nhân nếu như tuyệt đối không cần thiết.Che phủ nạn nhân. Luôn luôn ở bên cạnh nạn nhân để an ủi và trao đổi nói chuyện liên tục để giữ tình trạng tĩnh của nạn nhân.Chú ý thận trọng trong các trường hợp chấn thương vùng cổ hoặc vùng lưng. Các thương tổn cột sống có thể gây ra tình trạng liệt hoặc thậm chí xảy ra chết nếu như các thao tác của cấp cứu không chính xác.
  6. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  7. Gọi to nhiều người giúp.
  8. Gọi 115, hoặc cơ quan chức năng khác 114, 113 hoặc cơ sở y tế gần nhất có đội cấp cứu chuyên nghiệp (ngoại viện).
  9. Tìm và phát hiện các mối nguy hiểm:

        Các mối nguy hiểm từ môi trường: như sập nhà, đổ tường, mảnh kính vỡ, xe cộ đi lại qua hiện trường, các loại hóa chất, các nguy cơ cháy nổ, điện, nước...

      Các mối nguy hiểm từ con người: phơi nhiễm với chất thải, máu của nạn nhân…

  1. Thực hiện an toàn hiện trường:
  • Quan sát, xác định xem hiện trường có an toàn hay không. Loại bỏ nguy cơ không an toàn, cách ly, cảnh báo…bằng các phương tiện có thể có tại hiện trường.
  • Khi hiện trường đã an toàn: tìm hiểu tình huống xảy ra là gì? Nguyên nhân? Nạn nhân nhiều hay ít?...
  • Bình tĩnh, giải tán đám đông và trấn an. Yêu cầu một số người cùng giúp đỡ giải quyết an toàn hiện trường. Bố trí người cảnh giới hiện trường .
  • Lưu ý một số tác nhân sau : Tai nạn giao thông, cảnh giới đoạn đường phía trước và sau tai nạn. Dầu mỡ, khí gas, dầu phanh…lau dọn vùng có dầu mỡ, cảnh báo hoặc phòng ngừa trơn trượt.
  • Đường điện đứt, lộ trần. Ngắt nguồn điện hoặc cách ly khỏi khu vực cấp cứu.
  • Nguồn cháy nổ: đề phòng nguồn cháy nổ.
  1. Thực hiện an toàn cho nạn nhân: Nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường nguy hiểm (cảnh giác cách di chuyển nếu nghi ngờ chấn thương cột sống).
  2. Đánh giá tình trạng nạn nhân và tiến hành chăm sóc ngay lập tức: Tiếp cận phân loại nạn nhân theo thứ tự ưu tiên có thể sơ cứu được hiệu quả nhất đảm bảo tính mạng, giảm thiểu di chứng cho nạn nhân tối đa.
    • Tri giác
    • Sự thở, đường thở
    • Chấn thương đầu - cột sống cổ
    • Vết thương chảy máu, xuyên thấu
    • Gãy xương khác
    • Dấu hiệu tụt huyết áp
    • Hạ thân nhiệt
    • Trật khớp
    • Bỏng

  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TĂNG HUYẾT ÁP
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI Ở CỘNG ĐỒNG
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI KỲ
  • TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
  • KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU SINH TẠI XÃ VÀ CỘNG ĐỒNG
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD: chronic obstructive pulmonary disease)
  • QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NẠN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI HIỆN TRƯỜNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA CÁC THỜI KỲ
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    1856/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ca lâm sàng 2

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI RÀO CHẮN
    Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
    tổ chức y tế thế giới có thông báo - nghị quyết nào về bệnh vẩy nến
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space