Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân loại quốc tế về bệnh võng mạc trẻ đẻ non

(Tham khảo chính: 2582/QĐ-BYT )

Phân loại quốc tế Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non căn cứ vào các yếu tố như vị trí, phạm vi tổn thương, giai đoạn tiến triển của bệnh và mức độ giãn của mạch máu võng mạc ở hậu cực.

  1. Vị trí

Để khu trú vị trí của tổn thương võng mạc được chia làm 3 vùng ( hình 1).

- Vùng I, là vùng võng mạc xung quanh gai thị có bán kính bằng 2 lần khoảng cách từ gai thị đến trung tâm hoàng điểm.

- Vùng II là vùng võng mạc kế tiếp vùng I, có hình vành khăn đồng tâm với vùng I tới tận bờ trước của võng mạc (ora serrata) phía mũi và vào khoảng võng mạc xích đạo của nhãn cầu phái thái dương.

Vùng III là vùng võng mạc hình lưỡi liềm còn lại phía thái dương.

Hình 1: Sơ đồ phân chia võng mạc theo 3 vùng và theo số múi giờ

  1. Phạm vi tổn thương

Phạm vi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non được mô tả bằng số múi giờ đồng hồ võng mạc bị tổn thương (hình 1). Ví dụ, tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non từ kinh tuyến 1 giờ đến kinh tuyến 5 giờ, phạm vi của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non là 4 múi giờ đồng hồ.

  1. Giai đoạn bệnh.

Dựa vào mức độ tiến triển của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non người ta phân chia bệnh ra làm 5 giai đoạn với những đặc điểm tổn thương khác nhau.

- Giai đoạn 1: Tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non đặc trưng bằng một đường ranh giới mỏng tương đối dẹt và có màu trắng, phân cách vùng võng mạc vô mạch (màu xám) ở phía trước với vùng võng mạc có mạch máu (màu vàng cam) ở phía sau (hình 2). Các mạch máu đi đến đường ranh giới bị phân chia một cách bất thường và dừng lại ở phía sau đường ranh giới.

Hình 2: B VMTĐN giai đoạn 1

- Giai đoạn 2: Đường ranh giới đã nhìn thấy rõ và phát triển khỏi bề mặt võng mạc, trở nên rộng và cao, tạo thành một đường gờ màu trắng hoặc hồng. Mạch máu võng mạc có thể vượt khỏi bề mặt võng mạc tới tận đỉnh của đường gờ. Có thể thấy các búi mạch máu bất thường, rải rác sau đường gờ nhưng không dính vào đường gờ tạo ra hình ảnh giống như ngô rang (popcorn) (hình 3).

Hình 3a và 3b: Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 2

- Giai đoạn 3: Từ bề mặt của đường gờ, tổ chức xơ mạch tăng sinh phát triển lan rộng ra phía sau theo bề mặt võng mạc hoặc phát triển ra trước, vuông góc với bình diện võng mạc vào trong buồng dịch kính. Đồng thời các mạch máu võng mạc ngay sau gờ xơ có sự tăng lên về kích thước và trở nên cương tụ hơn.

Hình 4: Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3, hình thái nhẹ, vừa và nặng

- Giai đon 4: Bong võng mạc chưa hoàn toàn (hình 5).

Khi tổ chức xơ phát triển mạnh vào trong buồng dịch kính sẽ gây co kéo vào võng mạc, làm cho một phần võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu.

Dựa vào vị trí võng mạc bị bong người ta phân ra giai đoạn 4A và 4B:

+ Giai đoạn 4A là bong võng mạc còn khu trú, chưa lan tới vùng hoàng điểm, chức năng mắt có thể chưa bị tổn hại nhiều.

+ Giai đoạn 4B là bong võng mạc rộng hơn lan tới cả võng mạc vùng hoàng điểm, khi đó chức năng thị giác bị giảm đi một cách rõ rệt.

Hình 5. Bệnh VMTĐN giai đoạn 4

- Giai đon 5: Bong võng mạc toàn bộ do tổ chức xơ co kéo, võng mạc bị bong và cuộn lại có dạng hình phễu (hình 6).

Hình 6: Bệnh VMTĐN giai đoạn 5

  1. Bệnh cộng (plus disease): là hiện tượng giãn và ngoằn nghoèo của mạch máu võng mạc xung quanh gai thị ít nhất trên hai góc phần tư võng mạc ( hình 7a, 7b và 7c).

Ngoài ra, có thể còn có thêm các dấu hiệu khác như giãn các mạch máu trên bề mặt mống mắt, bờ đồng tử có màu đỏ, đồng tử giãn kém hoặc mất phản xạ và đục môi trường trong suốt( hình 8a và 8b).

Hình 8a: Tân mạch bờ đồng tử.

Hình 8b: Giãn mạch máu mống mắt

Năm 2005, phân loại quốc tế Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non sửa đổi còn đưa thêm khái niệm:

- Tiền bnh cộng (pre-plus disease). Là hiện tượng các mạch máu võng mạc hậu cực hơi giãn và ngoằn ngoèo nhưng chưa tới mức gọi là bệnh cộng.

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non hung hãn cực sau (Aggressive posterior retinopathy of prematurity), đặc trưng bởi vị trí tổn thương ở vùng I, có thể sang cả nửa sau vùng II, kèm theo dấu hiệu bệnh cộng nặng, mạch máu võng mạc giãn rất mạnh, khó phân biệt giữa động mạch và tĩnh mạch, có thể kèm theo xuất huyết ở vùng ranh giới giữa vùng võng mạc có mạch với vùng võng mạc vô mạch. Bệnh tiến triển từng ngày và nhanh chóng gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn tiền ngưỡng (prethreshold)

Hình thái 1: Có chỉ định điều trị trong vòng 48 giờ, bao gồm:

- Mọi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I kèm theo bệnh cộng (P1+), hoặc không kèm theo bệnh cộng (P1+) nhưng bệnh ở giai đoạn 3.

- Bệnh ở vùng II, giai đoạn 2, 3 kèm theo bệnh cộng (P1+)

Hình thái 2: Theo dõi, khi bệnh nặng lên chuyển sang hình thái 1 thì có chỉ định điều trị, bao gồm:

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 1 hoặc 2, tổn thương ở vùng I, chưa có bệnh cộng

- Bệnh vùng II, giai đoạn 2, 3 chưa có bệnh cộng.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202107132582_QD-BYT_145851.doc .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non
  • Hướng dẫn khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Tổ chức quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Phân loại quốc tế về bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tăng canxi máu

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Báng Bụng

    Nguyễn Thị Bích Duyên.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ESTRIOL

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhánh phải + phân nhánh trái trước (ECG Ví dụ 5)
    Vai trò điều phối của bsgđ trong hệ thống chăm sóc
    Điều trị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space