1. ĐỊNH NGHĨA:
Cân gan bàn chân là một dải rất chắc chạy dọc theo lòng bàn chân, nối từ gót chân đến
nền của các ngón. Nó có chức năng nâng đỡ cung bàn chân, duy trì độ cong sinh lý của
bàn chân, khiến bàn chân có độ nhún, làm giảm nhẹ lực đè ép lên bàn chân khi vận động.
Viêm cân gan bàn chân là viêm dải cân này.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ:
- Do chấn thương quá tải: Cân gan chân bị kéo căng quá mức, lập đi lập lại trong
thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót.
- Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
- Đi giày bó, giày cao gót, giày đế cứng
- Do nghề nghiệp: những nghề phải đứng lâu như giáo viên, vận động đi lại nhiều
như vận động viên, người lao động tay chân vất vả, công nhân nhà máy, hay
những nghề đặc thù thường xuyên tác động lực lên bàn chân như diễn viên múa
bale, nhảy aerobic cũng là những đối tượng dễ bị viêm cân gan chân.
- Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên gan bàn chân
- Cấu trúc bàn chân bất thường như bàn chân bẹt
3. CHẨN ĐOÁN:
a. Lâm sàng:
- Đau phía dưới gót chân, có đặc tính là đau nhiều về sáng và giảm đi trong ngày.
Đau có thể trở lại sau khi vận động đi lại nhiều và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Người bệnh thường mô tả có cơn đau buốt rất khó chịu khi vừa ngủ dậy bước chân
xuống giường, hoặc khi đang ngồi lâu đứng dậy, đi.
- Ấn đau mặt dưới gót phía trong
b. Cận lâm sàng:
- Chụp X Quang thường thấy có hình ảnh của gai xương gót, vì vậy viêm cân gan
chân còn được gọi là gai xương gót. Tuy nhiên, gai xương gót không phải là
nguyên nhân gây đau trong bệnh viêm cân gan chân mà chỉ là hậu quả của quá
trình viêm kéo dài dẫn đến vôi hóa.
4. LƯỢC ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ:
Chẩn đoán:
Bệnh sử
Lâm sàng
Hình ảnh học Viêm cân gan chân
Điều trị bảo tồn
Kháng viêm, giảm đau
Tiêm corticoid tại chổ (mỗi năm
không quá 3 đợt)
Vật lý trị liệu
Vận động trị liệu: kéo dãn gân gót
và cân gan chân
Miếng lót bàn chân chỉnh hình
Cấp tính: RICE
RICE:
- Rest: nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù
nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
- Ice: chườm mát giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm
mát mỗi lần 2-5 phút, cách nhau 2-3 giờ.
- Compression: băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun,
băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
- Elevation: kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng,
giảm phù nền, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo
tay bằng đai treo tay.
Kháng viêm, giảm đau:
- Thuốc chống viêm không steroid:
+ Diclofenac (Voltaren...) 50mg x 2 viên/ngày
+ Piroxicam (Felden, Brexin...) 20mg x 1 viên/ngày
+ Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/ngày
+ Celecoxib (Celebrex) 200mg x 1-2 viên/ngày
- Thuốc chống viêm steroid:
+ Medrol 4 -32 mg /ngày
- Thuốc phối hợp Acetaminophen và NSAIDs hoặc Opioid:
+ Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg (Alaxan) x 2-3 viên/ngày
+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg (Ultracet) x 1- 2 viên/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Phác đồ điều
trị của bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Phác đồ điều trị khoa chấn thương chỉnh
hình.
3. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn
thương chỉnh hình.
4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp.
5. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Bải giảng bệnh học chấn thương
chỉnh hình và phục hồi chức năng, tài liệu giảng dạy bộ môn chấn thương chỉnh
hình và phục hồi chức năng
|