Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH

(Tham khảo chính: Tài liệu BM YHGĐ)

MỤC TIÊU

  • Kiến thức: Phân biệt những cách thức ứng xử phù hợp, không thích hợp trong quá trình tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế.
  • Kỹ năng: Thực hành đúng giao tiếp bệnh nhân trong môi trường y khoa
  • Thái độ: Cảm thông được nỗi lo lắng của người bệnh
  • Phương pháp dạy - học: Thuyết trình ngắn tích cực hóa sinh viên
  • Phương pháp lượng giá:

- Lượng giá thường xuyên trong buổi giảng lý thuyết

- Lượng giá cuối học phần: câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận ngắn

1.Đặt vấn đề

Sức khỏe được Tổ chức y tế thế giới định nghĩa: Là tình trạng thoải mái về thể chất,tinh thần và xã hội chứ không bó hẹp ở tình trạng ốm đau, bệnh tật của một cá thể.

 Vì vậy sức khỏe  được hiểu là “Vấn đề tồn tại của sức khỏe cộng đồng” có nghĩa là tình trạng bệnh tật, thiếu hụt về thể lực, dinh dưỡng, những tổn tại về vệ sinh môi trường hoặc những tồn tại trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngành y tế cho toàn xã hội

Tiếp cận một vấn đề sức khỏe là sử dụng những thông tin đủ, có giá trị từ cá thể và  cộng đồng với các nguồn thông tin khác nhau và các phương pháp khoa học khác nhau để phân tích nhằm xác định được những vấn đề tồn tại của sức khỏe,

 Cụ thể khi tiếp cận vấn đề sức khoẻ chúng ta cần phải làm các việc sau đây:

—   Xác định được các vấn đề sức khỏe và vấn đề sức khỏe ưu tiên từng cá thể trong cộng đồng.

—   Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe đó, xác định các nguyên nhân chính, các yếu tố góp phần dẫn đến vấn đề sức khỏe trên

  • Phân tích các giải pháp, các quyết định can thiệp cũng như khả năng về nguồn lực cá nhân và cộng đồng

—   Phân tích, theo dõi, đánh gỉá các chương trình can thiệp

Giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ bao gồm  quá trình giao tiếp không lời và có lời mà qua đó người bác sĩ có thể thu thập và cung cấp thông tin cho bệnh nhân để xây dựng mối quan hệ trong điều trị. Nhìn bề ngoài, giao tiếp với bệnh nhân có vẻ hết sức thẳng thắn và tự nhiên. Song thực chất đây lại là một vấn đề không đơn giản. Tất cả phụ thuộc vào năng lực của bác sĩ để hiểu được bệnh nhân và vấn đề sức khỏe của họ, cho dù những thông tin có được phức tạp và khó hiểu đến đâu. Chỉ khi biết đặt bản thân vào vị trí của người bệnh, người thầy thuốc mới có thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân của mình

2.Quá trình giao tiếp

Mọi tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ đều chịu ảnh hưởng từ kỳ vọng của cả hai bên. Nếu bác sĩ có thái độ kỳ thị hoặc việc chăm sóc bị ảnh hưởng bởi những thành kiến hay những đánh giá thiếu công bằng thì không thể tạo dựng một mối quan hệ có hiệu quả. Ngược lại, nếu bệnh nhân cảm thấy bác sĩ không được như mong đợi của họ thì sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và tôn trọng đối với những đề xuất của thầy thuốc. Người bệnh phải luôn cảm thấy mình được chăm sóc với sự tôn trọng . Họ luôn mong muốn ở BS sự công bằng, không thiên vị và không định kiến để thỏa mãn những kỳ vọng trên cũng như tăng cường sự đồng cảm và thấu hiểu với bệnh nhân, bác sĩ nên  chuẩn bị chu đáo, gọi bệnh nhân bằng tên, giới thiệu bản thân, xây dựng lịch trình cụ thể, tránh thành kiến, tạo biểu cảm gương mặt khi  giao tiếp bằng mắt và các cử chỉ điệu bộ phù hợp

2.1.Quyền và trách nhiệm trong giao tiếp

QUYỀN CỦA BỆNH NHÂN

TRÁCH NHIỆM  NHÂN VIÊN Y TẾ

1.      Được đối xử tôn trọng

2.      Bày tỏ ý kiến

3.      Yêu cầu nhu cầu được thực hiện.

4.      Đặt giới hạn hợp lý

 

1.      Đối xử tôn trọng người khác.

2.      Lắng nghe ý kiến người khác

3.      Chấp nhận và giải quyết nhu cầu của người khác.

4.      Tôn trọng giới hạn và ranh giới của người khác

 

 

2.2.Câu hỏi cần trả lời trong giao tiếp y khoa

2.2.1.Bệnh nhân là ai?

  • Người chủ động cung cấp thông tin cho bác sĩ và nhân viên y tế
  • Luôn cần giải thích và hiểu rõ các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm và các  phương  pháp  điều trị
  • Mong sự quan tâm, an ủi của người thầy thuốc

2.2.2.Nhân viên y tế là ai ?

  • Thông thường là người không có quan hệ huyết thống với người bệnh
  • Không sử dụng quyền lực trong quá trình điều trị
  • Không tác động theo dạng vật chất,tiền bạc trong khi giao tiếp với người bệnh

2.2.3.Bệnh nhân cần gì khi gặp nhân viên y tế ?

  • Tư vấn hiểu rõ bệnh
  • Cần giải thích và hiểu rõ các phương pháp điều trị
  • Mong sự quan tâm, an ủi của thầy thuốc
  • Người bệnh cần nhân viên y tế yêu thương như người thân

2.2.4.Cải thiện hiệu quả giao tiếp:

Xây dựng mối quan hệ :Thầy thuốc–Bệnh nhân  trong đó lấy bệnh nhân là trung tâm. Điều này làm tăng  sự hài lòng của người bệnh cao hơn,tuân thủ  điều trị tốt hơn,bệnh nhân giảm stress ,căng thẳng Vì vậy giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngày càng tốt,người bệnh sẽ  hiểu rõ hơn các hướng dẫn điều trị, giảm các than phiền về thực hành chuyên môn kém hoặc khi xảy ra các tai nạn nghề nghiệp

2.2.5.Tính chuyên nghiệp trong công việc

  • Chấp nhận
  • Thấu cảm
  • Chân thành
  • Sẳn sàng
  • Hy sinh

2.2.6. Yêu cầu của người thầy thuốc

  • Có kiến thức chuyên môn và năng lực , biết tôn trọng và đoàn kết với đồng nghiệp
  • Yêu nghề,có tinh thần trách nhiệm, đạo đức,y đức
  • Biết giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân,giữ bí mật của bệnh nhân, không lợi dụng điểm yếu của bệnh nhân
  • Đối xử công bằng với mọi bệnh nhân

2.2.7.Tạo niềm tin với bệnh nhân và đồng nghiệp

Văn hóa truyền miệng là cách thức quảng cáo tốt nhất:

  • Mỗi BN hài lòng có thể sẽ chia sẻ cho 5 người khác
  • Mỗi BN không hài lòng có thể sẽ chia sẻ cho 9 hay 10 người khác
  • Nếu chúng ta tạo được sự hài lòng với người bệnh thì sẽ : Giảm các than phiền,đòi hỏi của người bệnh ,nhân viên y tế sẽ có thêm thời gian chăm sóc nhiều bệnh nhân hơn Điều này làm tăng sự gắn kết trong đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân nhiều hơn

3.Những kỹ năng nhân viên y tế cần vận dụng

3.1.Kỹ năng giao tiếp

3.1.1.Định vị: xác định chủ thể giao tiếp

  • Bác sĩ
  • Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
  • Đồng nghiệp,bác sĩ điều dưỡng ,hộ lý , nhân viên hành chánh ….

3.1.2.Định hướng giao tiếp : Hiểu rõ chân dung mục tiêu của đối tượng giao tiếp điều này giúp cho bác sĩ không bị mất thời gian và xác định đúng vấn đề sức khỏe của người bệnh

3.1.3.Điều khiển giao tiếp:yêu cầu đòi hỏi bác sĩ trong giao tiếp  cần phải biết:

  • Làm chủ bản thân
  • Sử dụng phương tiện giao tiếp
  • Có kỹ năng lắng nghe
  • Vận dụng các kỹ thuật tâm lý: Ám thị, tạo cảm hứng,đồng cảm…..

3.2.Ngôn ngữ

Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, tạo lợi thế để giao tiếp  thành công Vì vậy nên tránh ngôn ngữ và hành động đánh giá ,với tư cách là bác sĩ,nhân viên y tế  bạn phải đặt niềm tin và các giá trị cá nhân sang một bên để tránh áp đặt chúng lên bệnh nhân.Vì  các vấn đề sức khỏe là của bệnh nhân, không phải của bạn nên  được phản ánh theo hệ thống quan điểm của người bệnh và bác sĩ phải xem xét nó dưới góc nhìn của họ

3.2.1.Chú  ý các dạng câu hỏi:

Câu hỏi mở: Mục đích nhằm thu thập các thông tin chung (“Anh/chị có thể kể thêm về…” “Anh/chị đau như thế nào…”)

Câu hỏi đóng: Được sử dụng để tiếp nối các câu hỏi mở (“Anh/chị đã bao giờ bị…”, “Anh/chị có bị đau ở đâu nữa không?”)

Câu hỏi phân tích: Hỏi từng câu hỏi một,nếu hỏi nhiều câu một lúc sẽ khiến bệnh nhân nhầm lẫn và không suy nghĩ kĩ trước khi trả lời.Tránh câu hỏi gợi ý điều này dễ khiến cho bệnh nhân trả lời theo ý của bác sĩ

3.2.2.Tìm hiểu về bệnh nhân và gia đình của họ: Có thể tìm hiểu trực tiếp hoặc gián tiếp khi đang nói chuyện với bệnh nhân, hoặc khi đang trao đổi về hoàn cảnh gia đình và xã hội của người bệnh. (Bệnh nhân thường tham gia các hoạt động gì? Những căng thẳng nào có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bệnh nhân? Những nguồn hỗ trợ nào có thể được sử dụng khi xây dựng kế hoạch điều trị?)

3.2.3.Khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏi: Giúp tăng sự tin tưởng và thúc đẩy mối quan hệ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân

Kinh nghiệm thực tế muốn giữ cho cuộc nói chuyện được mạch lạc nên nhắc lại một số thông tin cần thiết giúp bác sĩ tóm tắt và tiếp tục cuộc nói chuyện, tránh thay đổi chủ đề câu chuyện quá nhiều,người bệnh cần phải hiểu mục đích của từng câu hỏi.

Hạn chế những lời nói: Chúng tôi không thể, anh chị không được, anh chị phải, chúng tôi đã không, tại vì

4.Điệu bộ:

Quan sát các điệu bộ thường gặp:

Không lịch thiệp, thờ ơ và không quan tâm hoặc có thái độ gây hấn, hoặc sẵn sàng kết thúc cuộc họp hoặc cuộc nói chuyện

Có thể cuộc trò chuyện của họ nghe chừng thoải mái hoặc thân thiện nhưng bầu không khí dễ thở ấy sẽ không duy trì lâu nếu họ không ngưng làm điệu bộ chống nạnh để chuyển sang thực hiện điệu bộ cởi mở

Điệu bộ tay chống nạnh khiến bạn có vẻ to lớn và gây chú ý hơn, bởi vì bạn chiếm giữ nhiều không gian hơn. Khuỷu tay giơ lên, khuỳnh ra cho thấy tư thế sẵn sàng để thống trị hoặc đầu nâng cao và cằm hất về phía trước biểu hiện sự nổi trội, không sợ hãi hoặc ngạo mạn hoặc điệu bộ nghiêng đầu làm cho người đó trông có vẻ nhỏ bé hơn và phục tùng

Ngôn ngữ cơ thể của người bệnh có thể thể hiện khác với những điều họ đang nói. Việc chỉ ra những mâu thuẫn ấy cho bệnh nhân và tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng là cần thiết. Ví dụ, nếu giao tiếp với  một bệnh nhân đang rất lo lắng, bác sĩ có thể nói: “Anh trông có vẻ bối rối. Anh có thể nói cho tôi nguyên nhân nào có thể khiến anh lo lắng không?”

 

 

  

 

Những cử chỉ không lời của bác sĩ: Thể hiện sự chú ý, giao tiếp bằng ánh mắt và đưa ra những cử chỉ tích cực sẽ giúp bệnh nhân cởi mở hơn với thầy thuốc. Ngôn ngữ cơ thể của bác sĩ nên thể hiện mình đang chú tâm, đừng ngồi dựa vào ghế, mà hãy hướng người về phía trước và thể hiện sự tập trung

5.KỸ NĂNG LẮNG NGHE (S.O.F.T.E.N)

  • Smile: mỉm cười
  • Open Gesture: cởi mở
  • Forward Leaning: hướng tới trước
  • Touch: tiếp xúc
  • Eye contacts: mắt nhìn
  • Nod: gật đầu

5.1.CÁC MỨC ĐỘ LẮNG NGHE

  • Lắng nghe có chọn lọc
  • Lắng nghe có suy nghĩ
  • Lắng nghe và hành động
  • Lắng nghe và thấu cảm

Lắng nghe thụ động là việc đón nhận tiếng động qua tai trong khi lắng nghe chủ động cần sự tập trung, khả năng phân tích và ghi nhớ .Trong quá trình giao tiếp có những thời điểm bác sĩ cần phải làm rõ lại thông tin từ bệnh nhân và nhấn mạnh thông tin đó. Bác sĩ có thể hỏi lại, trích dẫn lại những điều bệnh nhân đã nói(“…vậy anh/chị đã bị đau khoảng 3 tuần nay và điều đó đang làm anh/chị lo lắng phải không”) Từ đó thể hiện với bệnh nhân là bác sĩ đang lắng nghe và hiểu những điều họ đang muốn diễn đạt

 

 

5.2.Chu trình lắng nghe

Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật. Kỹ năng  này cần phải rèn luyện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết đuợc điều đó. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe

6.Xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự tin cậy

Sau khi thu thập mọi thông tin từ bệnh án, các đánh giá thể chất và các xét nghiệm, cần phải giải thích cho bệnh nhân những vấn đề của họ có thể là gì và những bước tiếp theo sẽ làm gì. Bạn phải giải thích bằng ngôn ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu

6.1.Tránh sử dụng thuật ngữ y khoa hoặc từ viết tắt: sử dụng các thuật ngữ y khoa mà không giải thích có thể gây rối loạn cuộc hội thoại

6.2.Đảm bảo rằng bệnh nhân có thể hiểu thông tin do bác sĩ cung cấp: Bác sĩ có thể thực hiện điều này bằng cách để bệnh nhân tham gia vào cuộc nói chuyện, không chỉ nói cho họ nghe. Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân có thể được thực hiện một cách gián tiếp như hỏi rằng: “Anh sẽ nói gì với gia đình về buổi khám bệnh hôm nay?”

6.3.Khơi gợi cảm xúc hoặc mối quan tâm của bệnh nhân: (Ví dụ: “anh nghĩ gì về vấn đề này cho tới thời điểm hiện tại?”) và phản hồi phù hợp với các cảm xúc

  • Vui
  • Buồn
  • Giận
  • Sợ

6.4.Hợp tác với bệnh nhân: Bác sĩ có thể giải thích đề xuất của mình không có nghĩa chắc chắn bệnh nhân sẽ đồng ý. Kế hoạch điều trị cần phù hợp với trình độ nhận thức và cách nhìn nhận của người bệnh

6.5.Tìm ra những trở ngại tiềm tàng: Với tư cách là bác sĩ, bạn phải nhạy cảm với những lo lắng của người bệnh và tìm ra lí do khiến họ không yên tâm với kế hoạch điều trị (Ví dụ: “Những trở ngại/yếu tố nào sẽ ngăn cản anh thực hiện kế hoạch này?”)

7.Các loại phản ứng của bệnh nhân

  • Hợp tác :Lắng nghe và quan hệ tốt với nhân viên y tế.
  • Nội tâm: Hiểu về bệnh,không phản ứng thái quá, tin tưởng vào thầy thuốc
  • Tiêu cực Nghĩ bệnh nặng, sẽ chết vì bệnh không thể điều trị
  • Bàng quan: thờ ơ với bệnh tật, sức khỏe, không quá sốt sắng cũng không phản đối với ý kiến bác sĩ
  • Nghi ngờ : Chữa trị rất nhiều nơi do thiếu tin tưởng vào bác sĩ và nhân viên y tế, đòi kiểm tra cận lâm sàng liên tục
  • Hốt hoảng: Luôn lo âu và hốt hoảng, hỏi đi hỏi lại những điều đã biết về bệnh của mình
  • Phá hoại :Dễ nổi nóng, không hợp tác,có hành vi tiêu cực, thích gây gổ, hành hung có dấu hiệu rối loạn nhân cách

 

 

 

 

 

7.1.Nhóm bệnh nhân kích động

Biểu hiện

Phong cách ứng xử

Nét mặt nghiêm trọng,hay nhăn

Xử sự nóng nảy, giận dữ.

Khăng khăng theo ý kiến riêng

Áp đảo tinh thần/ hiếu thắng trong giao tiếp.

Chỉ xin lỗi những bất lợi cụ thể đối với bệnh nhân

Hành động ngay để sửa sai

Tỏ ra khẳng khái và tự tin

Không phản ứng bằng cách nổi nóng lại hoặc cố gắng đánh giá hay phán xét vấn đề

Không khom lưng uốn gối,xin lỗi nên đi thẳng vào vấn đề

 7.2.Nhóm bệnh nhân gây hấn

Biểu hiện

Phong cách ứng xử

•      Dễ kích động,nóng nảy,

gây sự

•      Có thể xúc phạm người đối thoại

•      Tỏ ra thô lỗ, thiếu lịch sự

•      Áp đảo tinh thần/ hiếu thắng trong giao tiếp

•      Phớt lờ sự thô lỗ, thiếu lịch sự

•      Giữ bình tĩnh,lắng nghe chủ động

•      Đề xuất giải pháp một cách kiên nhẫn

•      Đừng tự mình làm bối rối mình →Bệnh nhân sẽ tiếp tục thô lỗ với người khác

•      Đừng tỏ ra cao thượng hơn hoặc chủ tâm làm vậy để lấy lòng BN

7.3.Nhóm bệnh nhân lo lắng

Biểu hiện

Phong cách ứng xử

•      Ít nói

•      Ghét nói chuyện

•      Tiết kiệm lời

•      Không biểu hiện trạng thái hài lòng hay không

•      Thực hiện dịch vụ hoặc trả lời ngắn gọn

•      Hỏi các yêu cầu của người bệnh theo cách lịch thiệp và thoải mái

•      Hướng dẫn, đặt câu hỏi mở không gây áp lực với bệnh nhân

•      Đừng nhấn chìm bệnh nhân trong mớ thông tin khoa học,số liệu……

•      Chú ý đến cử chỉ điệu bộ, cư xử với bệnh nhân bằng thái độ trân trọng và nghiêm trang

 

 

7.4.Nhóm bệnh nhân im lặng

Biểu hiện

Phong cách ứng xử

•      Ít nói

•      Ghét nói chuyện

•      Tiết kiệm lời

•      Không biểu hiện trạng thái hài lòng hay không

•      Thực hiện dịch vụ hoặc trả lời ngắn gọn

•      Hỏi các yêu cầu của người bệnh theo cách lịch thiệp và thoải mái

•      Hướng dẫn, đặt câu hỏi mở không gây áp lực với bệnh nhân

•      Đừng nhấn chìm bệnh nhân trong mớ thông tin khoa học,số liệu……

•      Chú ý đến cử chỉ điệu bộ, cư xử với bệnh nhân bằng thái độ trân trọng và nghiêm trang

8.Tham vấn khác tư vấn thế nào?

8.1.Tư vấn (consulting) : là tiến trình cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết đáp ứng một yêu cầu nào đó của một đối tượng Như vậy tư vấn là đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định, thường dựa trên sự hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm của bác sĩ  giúp  người bệnh bằng việc đưa ra các phương án, giải pháp, lời khuyên để giải quyết vấn đề sức khỏe. Đây là hình thức mà bác sĩ là chuyên gia, người chủ động, tích cực, còn bệnh nhân  thì thụ động nghe theo sự phân tích và khuyên bảo của bác sĩ

    7 nguyên tắc khi tư vấn

  1. Kín đáo, riêng tư
  2. Bí mật nội dung cuộc tư vấn
  3. Không phê phán hoặc phán xét đạo đức
  4. Cung cấp thông tin cần và đủ
  5. Tôn trọng sự tự quyết của bệnh nhân
  6. Ngôn ngữ phù hợp với trình độ học vấn, văn hoá của người bệnh , không dùng ngôn ngữ hàn lâm hay thô tục
  7. Không hứa hẹn quá nhiều làm mất đi tính độc lập, tự chủ, tự quyết của người bệnh

8.2.Tham vấn (counseling): là tiến trình không chỉ cung cấp thông tin mà quan trọng hơn đó là khơi gợi nhằm giúp đối tượng tự giải quyết một gút mắc nào đó

Theo tài liệu của  UNICEF: “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ

Theo Trần Thị Giồng, nhà tham vấn Việt Nam được đào tạo chính quy ở Mỹ đã đưa ra khái niệm tham vấn gói gọn trong 4 “chữ T”

  1. Tham vấn là một'Tiến trình' có mở đầu, diễn biến và kết thúc,diễn ra trong suốt thời khoảng thời gian để người bệnh cảm nhận được vấn đề của họ như nó chính như vậy
  2. Tham vấn là một sự 'Tương tác'(chia sẻ - giúp đỡ), là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa bác sĩ và bệnh nhân  một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn  đề và bộc lộ bản thân của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên, đòi hỏi tiến tới trung thực ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho người bệnh  hiểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.
  3. Tham vấn là một quá trình 'Tìm tiềm năng' phải luôn coi bệnh nhân là người có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của họ. Để làm được điều đó, bác sĩ phải chấp nhận người bệnh, chấp nhận cảm xúc mà họ đang có động viên khuyến khích, thậm chí thỉnh thoảng phải hoạch định rõ tiềm năng để giúp họ tin vào bản thân và biết họ đang có vấn đề gì muốn được giúp đỡ giải quyết
  4. Tham vấn là tôn trọng quyền 'Tự quyết' của người bệnh: Trong quá trình tham vấn, bác sĩ phải để cho người bệnh tự giải quyết vấn đề (tự chịu trách nhiệm) với vấn đề của họ, chỉ soi sáng giúp đỡ về mặt thông tin không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho bệnh nhân. Tham vấn là một quá trình giúp đỡ mà  không làm hộ hoặc chỉ bảo. Tự quyết đòi hỏi bệnh nhân phải biết đến hành động hiện tại, những vấn đề hiện nay của mình. Quá trình tự quyết giúp họ mạnh dần lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình

 

 

    
 

 

 
   
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.2.1. Các bước chuẩn bị trước khi tham vấn

  • Xác định vấn đề, xác định đối tượng cần được tham vấn
  • Chọn thời gian và nơi tham vấn thoải mái cho đối tượng
  • Thông báo trước thời gian, địa điểm để đối tượng biết và chủ động
  • Nắm chắc nội dung của chủ đề tham vấn
  • Chuẩn bị tài liệu, vật liệu, mô hình minh họa phương tiện, dụng cụ cần thiết nếu cần hướng dẫn các kỹ năng thực hành cho đối tượng

8.2.2.Bắt đầu tham vấn

  • Khi gặp người bệnh,chủ động chào hỏi thân mật, mời ngồi vào chỗ đã chuẩn bị
  • Giới thiệu ngắn gọn về mình và mời bệnh nhân tự giới thiệu
  • Bắt đầu nói chuyện thông thường để tạo không khí tự nhiên thoải mái ngay từ đầu
  • Cam kết mọi thông tin về họ sẽ được giữ bí mật
  • Để bệnh nhân kể hết câu chuyện của họ, vận dụng kỹ năng lắng nghe để hiểu rõ  người bệnh , sẵn sàng nghe người bệnh nêu tất  cả các vấn đề của họ,trả lời các câu hỏi, thảo luận để giúp giải quyết vấn đề
  • Cùng liệt kê các mối quan tâm và những ưu tiên hàng đầu

8.2.3. Kết thúc  buổi tham vấn

  • Giúp hỗ trợ cho bệnh nhân kịp thời trong thời gian khủng hoảng, đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và giúp lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ dựa trên những thông tin mà bác sĩ cung cấp,khả năng của người bệnh cũng như tiềm năng hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài.
  • Mục đích của tham vấn là giúp người bệnh tăng cường khả năng tự ứng phó với hoàn cảnh khó khăn không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai

8.2.4. Kỹ năng cần thiết khi tham vấn

8.2.4.1.Tiếp xúc ban đầu

           THE FIVE A’S

  • CÂU HỎI: ASK
  • ĐÁNH GIÁ ASSESS
  • GÓP Ý ADVISE
  • HỔ TRỢ ASSIST
  • SẮP XẾP ARRANGE

8.2.4.2. Lời khuyên về vđsk

  • RÕ RÀNG
  • Ông bà cần chữa bệnh ngay vì ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống gia đình
  • Bệnh nhẹ hay nặng vẫn làm tổn thương đến chất lượng cuộc sống của ông bà
  • Điều trị ngay lúc này tốt nhất dù bệnh chưa phải giai đoạn nặng
  • MẠNH MẼ
  • Đây là việc rất cần vì ảnh hưởng đến sức khỏe của ông bà và ngăn ngừa tai biến
  • Với tư cách là bác sĩ tôi thành thật khuyên ông bà nên điều trị ngay từ bây giờ
  • TƯƠNG THÍCH:
  • Tiếp tục không điều trị sẽ gây ảnh hưởng khác và xuất hiện những biến chứng quan trọng hơn
  • Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa con của ông bà sau này
  • Hạn chế được chi phí không cần thiết hoặc chi phí cao hơn do biến chứng của bệnh sau này

8.2.4.3. Hỗ trợ quyết tâm

  • CHỈ RÕ MÂU THUẪN
  • Mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động của bệnh nhân
  • Ủng hộ củng cố và tăng cường  các cam kết với bệnh nhân
  • GIÚP VƯỢT RÀO CẢN
  • Chỉ rõ sự lưỡng lự trong quyết tâm của bệnh nhân
  • Nêu bật lý do và đề xuất hướng giải quyết
  • GIÚP TĂNG CƯỜNG QUYẾT TÂM
  • Củng cố lòng tin
  • Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ
  • Khuyến khích bệnh nhân tự nói về quá trình điều trị và những hiệu quả vượt qua nỗi sợ của mình

8.2.4.4.Hỗ trợ điều trị

  • DỰ ĐOÁN KHÓ KHĂN
  • Xác định khó khăn, trở ngại người bệnh biến chứng phụ của thuốc
  • Vạch ra kế hoạch đối phó những vấn đề trên
  • Giới thiệu tư vấn chuyên sâu khi cần thiết
  • CAM KẾT HỔ TRỢ
  • Chăm sóc :Chúng tôi ở bên cạnh bạn khi bạn cần và theo cách bạn mong muốn ở chúng tôi
  • Niềm tin:Bệnh nhân có thể tin tưởng chúng tôi làm việc với sự thành thật và liêm chính
  • Hy vọng: Bệnh nhân được đồng cảm và lạc quan hơn
  • Định hướng: Bạn luôn có người đồng hành trong việc ra quyết định phù hợp nhất với cuộc sống của chính bạn
  • SẮP XẾP THEO DÕI
  • Không đồng ý điều trị : Hẹn tái khám tham vấn theo lịch
  • Đồng ý điều trị: Đề xuất giải pháp: tham vấn , phương thức điều trị, khả năng thích nghi với những tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Để đạt được hiệu quả tốt bệnh nhân được khuyến khích suy nghĩ nhiều hơn về những vấn đề của họ giúp họ hiểu rõ hơn nguyên nhân của các vấn đề  và có thái độ, hành động tích cực hơn
  1. Lợi ích của bệnh nhân khi đến phòng khám y học gia đình

10.Bạn sẽ làm việc như một bác sĩ gia đình ?

10.1.Các bước giải quyết vấn đề sức khỏe theo phương thức y học gia đình

  1. Xác định vấn đề
  2. Xác định phương án giải quyết vấn đề càng nhiều càng tốt
  3. Đánh giá kết quả mỗi phương án,ưu nhược điểm của từng phương án
  4. Chọn phương án tốt nhất
  5. Thiết kế và thực hiện kế hoạch
  6. Xem lại tiến triển và những khó khăn cần giải quyết

10.2.Vấn đề của bác sĩ gia đình

  • Bệnh nhân có nhiều vấn đề sức khỏe,bác sĩ phải khám tư vấn đầy đủ các vấn đề của bệnh nhân Vì vậy bác sĩ gia đình sẽ chọn phương thức ,thời gian nào để giải quyết hết vấn đề sức khỏe của tất cả các bệnh nhân
  • Nếu như mỗi bệnh nhân khi khám bệnh khoảng 30 phút  vậy hiệu suất làm việc của một bác sĩ tại phòng khám YHGĐ chỉ khoảng 16 bệnh nhân / 8 giờ làm việc, Điều này sẽ không  đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
  • Như vậy trong quá trình tư vấn tham vấn liệu có đạt được hiệu quả tối ưu không , bệnh nhân có thay đổi được kiến thức thái độ, hành vi theo những gì bác sĩ bàn bạc hay không?

10.3.Giải pháp

  • Chăm sóc YHGĐ dựa trên mối quan hệ điều trị liên tục lấy bệnh nhân làm trung tâm vì vậy không chỉ có Bác sĩ gia đình làm việc với bệnh nhân mà chúng ta còn có  những  nhóm làm việc  chăm sóc bệnh mãn tính cải thiện hiệu quả điều trị bệnh: tiểu đường,cao huyết áp,béo phì
  • Bác sĩ gia đình cùng tham gia huấn luyện điều dưỡng gia đình khi tham gia khám tiếp xúc với bệnh nhân sẽ ghi nhận những thay đổi của người bệnh  và tư vấn,tham vấn cho từng nhóm bệnh trong khả năng chuyên môn của mình
  • Tận dụng sự hỗ trợ hoạt động của các chuyên gia dinh dưỡng,chăm sóc sức khỏe tâm thần,kỹ thuật viên vật lý trị liệu,dược nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người bệnh

11.Kết luận

Bác sĩ gia đình phải là người bác sĩ lâm sàng giỏi biết giao tiếp tốt và nắm bắt khoảnh khắc của người bệnh

Theo “If Disney ran your hospital….” by Fred Lee :

 Bệnh nhân có thể nói cho bạn biết điều họ mong đợi khi đến khám, những điều họ mong đợi cũng là những điều họ xem là bình thường.  Nhưng bệnh nhân không thể nói cho bạn biết điều gì họ coi là vượt trội. Điều này cần mối gắn kết, sự nhiệt tình và sáng tạo của người bác sĩ.Vậy hãy làm họ ngạc nhiên bằng những điều đột phá  bằng những điều vượt trội và bạn sẽ có được sự trung thành không thể chia rời của người bệnh ”

Theo bác sĩ Đổ Hồng Ngọc:                                               

Người thầy thuốc mới chỉ được học để chữa cái đau nhưng bệnh nhân không chỉ đau mà còn khổ nữa  Nỗi khổ nhiều khi còn nặng nề hơn cả nỗi đau, làm cho con người héo hắt Trước một người bệnh suy sụp, khủng hoảng tinh thần,chìm trong nỗi tuyệt vọng,thầy thuốc không thể chỉ giúp họ bằng những kỹ thuật y khoa hiện đại và thuốc men ….. (Bs Đỗ Hồng Ngọc)

  • TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ MANG THAI PHÁT HIỆN, DỰ PHÒNG, TỰ CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
  • VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
  • CHĂM SÓC TRẺ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
  • Ợ HƠI, CHƯỚNG BỤNG VÀ TRUNG TIỆN_xoa
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU Ở TRẺ EM
  • KHÁM PHỤ KHOA THỰC HIỆN TẦM SOÁT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG
  • QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
  • CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU SINH TẠI XÃ VÀ CỘNG ĐỒNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH Ở NGƯỜI LỚN
  • BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM
  • THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
  • TĂNG HUYẾT ÁP
  • HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH NẶNG TRONG HÀNH NGHỀ Y HỌC GIA ĐÌNH
  • TIẾP CẬN NGOẠI TRÚ HỘI CHỨNG THẬN HƯ VÔ CĂN Ở TRẺ EM
  • TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU ĐẠM Ở TRẺ EM
  • HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
  • ÓI Ở TRẺ EM
  • KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đau cách hồi

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tổng quan
    Hang nhiễm trùng
    Chỉ định phẩu thuật trong đau TK tọa do thoát vị đĩa đệm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space