MỤC TIÊU
- Trình bày được những dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Phân tích được đường biểu diễn của một kết quả phế dung ký
- Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và phân độ theo tiêu chuẩn GOLD
- Trình bày được chiến lược điều trị bệnh giai đoạn ổn định
- Định nghĩa được đợt cấp và trình bày tiêu chuẩn nhập viện
- Trình bày được nguyên tắc điều trị đợt cấp trong ngoại trú
- Hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân
MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp trong cộng đồng, có thể được dự phòng và kiểm soát.
Từ quá trình phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ hiện diện trong môi trường sống và làm việc, sinh bệnh học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được giải thích dựa trên sự rối loạn thông khí tắc nghẽn tiến triển và đáp ứng viêm của hệ thống chức năng hô hấp.
- CHẨN ĐOÁN BỆNH
- Những dấu hiệu giúp nghĩ đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân ở lứa tuổi trung niên (thường ngoài 40 tuổi)
Triệu chứng hô hấp:
- Khó thở: dai dẳng, tiến triển, trở nặng với gắng sức
- Ho
- Khạc đàm kéo dài
Yếu tố nguy cơ:
- Hút thuốc lá: chủ động và thụ động
- Công việc nội trợ phơi nhiễm với khói từ than củi cháy, khu vực nấu nướng không được thông thoáng
- Nghề nghiệp phơi nhiễm với những độc chất hay chất kích thích đường hô hấp (bụi carbon, bụi silice, một số bụi phấn nguồn gốc thực vật, nấm mốc…).
Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh COPD
Phế dung ký là xét nghiệm cận lâm sàng đơn giản giúp chẩn đoán COPD, dựa trên rối loạn thông khí tắc nghẽn với tỷ lệ FEV1/FVC < 70% sau nghiệm pháp dãn phế quản.
FEV1: Forced Expiratory Volume during 1st second, FVC: Forced vital capacity
Những vai trò khác của phế dung ký:
- Đánh giá độ nặng của bệnh từ đó giúp xác định mức độ can thiệp tương ứng
- Tiên lượng bệnh dựa vào giá trị FEV1
- Loại trừ chẩn đoán COPD khi đường biểu diễn phế dung ký bình thường (độ đặc hiệu > 95%).
.rTable { display: table; width: 100%;}.rTableRow { display: table-row; }.rTableHeading { background-color: #ddd; display: table-header-group; }.rTableCell, .rTableHead { display: table-cell; padding: 3px 10px; border: 1px solid #999999; }.rTableHeading { display: table-header-group; background-color: #ddd; font-weight: bold; }.rTableFoot { display: table-footer-group; font-weight: bold; background-color: #ddd; }.rTableBody { display: table-row-group; }
|