Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH NGẠ

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

Ngạt khi sinh là tình trạng thiếu oxy xảy ra ngay trước, trong hoặc ngay sau khi sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này dẫn đến thiếu oxy và giảm lưu lượng máu lên não gây ra bệnh não thiếu oxy, thiếu máu cục bộ-là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao và có thể để lại di chứng nặng nề về phát triển tâm thần, vận động. Liệu pháp hạ thân nhiệt, một phần trong chế độ điều trị bệnh não thiếu oxy, thiếu máu cục bộ đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ não, giảm tỷ lệ di chứng thần kinh và đã được WHO khuyến cáo áp dụng ở những trung tâm sơ sinh có đầy đủ thiết bị và nhân viên y tế đã được đào tạo.

  1. Tuyến huyện-tuyến tỉnh.

- Trẻ sinh ra bị ngạt cần được hồi sức theo đúng quy trình hồi sức chuẩn, sau đó cần xác định tình trạng ngạt sơ sinh- bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ cần được chỉ định điều trị bằng phương pháp hạ thân nhiệt:

- Trẻ sơ sinh ≤ 6 giờ tuổi, ≥ 36 tuần tuổi thai, có tiêu chuẩn sau:

A

- Điểm Apgar ≤ 5 lúc 10 phút sau khi sinh

- Cần tiếp tục hồi sức hô hấp/hồi sức tim phổi tại thời điểm10 phút sau khi sinh

- pH<7,0 ở máu cuống rốn hoặc mẫu máu trong 60 phút sau khi sinh

- BE ≤-16 ở máu cuống rốn hoặc mẫu máu trong 60 phút sau khi sinh

Nếu có bất kỳ tiêu chí nào trong những tiêu chí A bên đây cần đánh giá mức độ tổn thương hệ thần kinh của trẻ sơ sinh theo tiêu chí B.

B

- Co giật

hoặc

- Mức độ tổn thương não do bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ trung bình đến nặng được xác định là sự kết hợp của các triệu chứng:

+ Thay đổi mức độ ý thức

+ Tăng, giảm trương lực cơ

+ Phản xạ nguyên thủy bất thường

Quá trình đánh giá được thực hiện liên tục trong suốt 6 giờ đầu tiên.

Nếu có cả ≥ 1 tiêu chí A và ≥ 1 tiêu chí B, trẻ phải được áp dụng điều trị trước 6 giờ sau khi sinh.

 

- Tiêu chuẩn loại trừ của điều trị hạ thân nhiệt

+ >6h tuổi

+ Đẻ non <36 tuần

+ Cân nặng lúc đẻ ≤ 1800g

+ Bệnh chuyển hóa bẩm sinh

+ Nhiễm khuẩn nặng

+ Đa dị tật

Khuyến cáo cho các tuyến có thể chuyển được trẻ bệnh đến cơ sở thực hiện được liệu pháp hạ thân nhiệt

Khi có bệnh nhân sơ sinh bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ: cho hạ thân nhiệt thụ động

- Không bật nguồn sưởi.

- Hội chẩn với tuyến có khả năng điều trị hạ thân nhiệt để có thể chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị an toàn và kịp thời.

- Đo nhiệt độ (tốt nhất là nhiệt độ trực tràng) mỗi 15 phút.

- Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân cần kiểm soát nhiệt độ trực tràng ở 33,5oC-34oC.

Nếu nhiệt độ thấp < 33oC, điều chỉnh nguồn nóng để đạt được nhiệt độ mong muốn. Nếu nhiệt độ >34oC thì mở cửa lồng ấp hoặc nới bớt chăn.

  1. Tuyến tỉnh-Tuyến trung ương có khả năng điều trị hạ thân nhiệt.

- Khám đánh giá lâm sàng xác định chỉ định điều trị hạ thân nhiệt.

- Làm các xét nghiệm cần thiết: công thức máu, điện giải đồ, LDH, men gan, creatinin, ure máu, đông máu và khí máu.

- Các thăm dò đánh giá tổn thương não: điện não đồ, siêu âm qua thóp, chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Scanner-chỉ thực hiện khi không chụp được cộng hưởng từ), chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): giữa ngày thứ 7-10 là kỹ thuật chọn lựa tốt nhất để thấy các tổn thương não.

- Liệu pháp hạ thân nhiệt: là biện pháp bảo vệ não cho trẻ sơ sinh ngạt.

- Sử dụng hạ thân nhiệt toàn thân hoặc đầu. Làm lạnh vùng đầu và làm lạnh toàn thân cho thấy hiệu quả và độ an toàn như nhau. Làm lạnh toàn thân tạo thuận lợi cho việc theo dõi điện não đồ hơn.

- Hạ thân nhiệt trong 72 giờ; nhiệt độ mục tiêu 33,5oC-34,5oC Sau 72 giờ làm ấm từ từ trở lại thân nhiệt bình thường.

- Điều trị phối hợp:

+ Hỗ trợ hô hấp: thông khí nhẹ nhàng duy trì PaCO2: 45-55mmHg và PaO2 < 80mmHg để SpO2 90-95% (tăng hoặc giảm CO2, PaO2 quá mức đều gây thêm tổn thương não)

+ Duy trì tưới máu não và tưới máu tổ chức: tránh hạ hoặc tăng huyết áp (nên duy trì huyết áp trung bình trên 35-40mmHg).

+ Duy trì chuyển hóa bình thường: Glucose huyết, nuôi dưỡng, canxi máu.

+ Kiểm soát tốt co giật: có thể dùng Phenobarbital, lorazepam hoặc phenytoin.

+ Kiểm soát phù não: tránh quá tải dịch.

+ Chỉ cho ăn khi huyết động ổn định.

+ Kiểm soát rối loạn đông máu: truyền plasma tươi, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh tùy theo thiếu hụt.

- Chăm sóc hỗ trợ.

- Tư vấn và theo dõi trẻ sau khi ra viện.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Thẩm định theo quy trình rút gọn (Expedited review)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Báo cáo video

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
    Suy giáp (ECG Ví dụ)
    Quy trình điều trị bệnh da bằng puva tại chỗ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space