MỤC TIÊU - Nêu được ích lợi của sữa mẹ, sữa non, sữa vĩnh viễn.
- Kể được các yếu tố ảnh hưởng đến sữa mẹ.
- Trình bày được 5 nguyên tắc dứt sữa mẹ.
- Nêu được 4 loại thức ăn hỗn hợp.
NỘI DUNG Dinh dưỡng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, tạo năng lượng, cung cấp chất tạo hình, giúp cơ thể tăng trưởng. Đối với trẻ em dinh dưỡng càng quan trọng hơn vì trẻ đang cần phát triển cơ thể nhất là trong những năm đầu. Trẻ càng nhỏ nhu cầu càng cao, cho nên cần phải cho trẻ ăn đầy đủ về số lượng cũng như về chất lượng và thích hợp với nhu cầu của trẻ. - SỮA MẸ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất của trẻ, nhất là trong năm đầu, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. 1.1. Ích lợi của sữa mẹ - Giúp ruột trưởng thành tốt.
- Sữa mẹ có tính chất chống nhiễm khuẩn và tránh được các bệnh dị ứng.
- Có giá trị tuyệt đối với sự thông minh của trẻ.
- Tăng thêm tình cảm mẹ và con.
- Hợp vệ sinh.
- Tiết kiệm được ngân quỹ gia đình.
- Không mất thời gian pha sữa.
- Góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Giảm tỷ lệ ung thư vú.
* Để giúp ruột trẻ thích nghi dần các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi về số lượng và chất lượng trong 2 tuần đầu sau sinh và được gọi theo thứ tự sau: 1.1.1 Sữa non- Có từ tháng thứ 4 của thời kỳ mang thai và tồn tại trong 6 ngày đầu sau sinh.
- Có màu vàng nhạt, đặc hơn so với sữa vĩnh viễn.
- Có nhiều Proteine, ít Lactose và chất béo hơn sữa vĩnh viễn.
- Sữa non là thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh vì các thành phần phù hợp với nhu cầu ban đầu.
- Giàu năng lượng giúp trẻ chống được đói và rét
- Giàu chất diệt khuẩn nên giúp trẻ tránh được các bệnh nhiễm khuẩn: tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não…
- Nhiều Vitamine A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn giúp trẻ tăng trưởng và lên cân nhanh.
- Phù hợp với hoạt động chưa tốt của thận trong những ngày đầu tiên sau sinh vì chứa ít Calci và phosphor hơn so với sữa vĩnh viễn.
- Nếu vì lý do nào trẻ không bú được thì vắt sữa non cho trẻ uống.
1.1.2 Sữa chuyển tiếp - Có từ ngày thứ 7 đến ngày 14.
1.1.3 Sữa vĩnh viễn Có từ tuần lễ thứ 3. Từ tuần lễ thứ 3 sữa mẹ sẽ được cố định về số lượng cũng như chất lượng. - Mẹ bình thường khỏe mạnh, không kiêng cử, tinh thần thoải mái, lượng sữa tiết ra trong 24 giờ có thể đạt mức trung bình 750 - 850ml và có thể đến 2000 – 3000ml.
- Mẹ đủ sữa, con bú một bên vú, no sau 10-15 phút và bé sẽ ngủ liền 3-4 giờ sau mới thức dậy đòi bú. Mỗi ngày, trong tháng đầu, trẻ tăng cân ít nhất 25g, trung bình 50g và nhiều nhất là 100g. Không nên cho trẻ bú cùng lúc hai bên vú vì trẻ sẽ bú không hết và sẽ giảm tiết sữa sau này.
- Mẹ thiếu sữa chỉ 1-2 giờ sau là trẻ khóc đòi bú.
- Dù mẹ thiếu hay đủ sữa, trẻ phải được no sữa mẹ trong 6 tháng đầu để đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ về thể chất và tinh thần.
- Điều quan trọng nhất là không nên cho trẻ ăn dặm sữa khác trong thời gian này vì có hại nhiều hơn. Nếu có sữa nhân tạo thì nên cho mẹ uống để có nhiều sữa cho con bú. Ngoài biện pháp tăng số lần bú trong ngày để tăng tiết Prolactine gây tạo sữa, nên cho mẹ ăn đủ chất và uống đủ nước mỗi ngày 1500ml dưới nhiều dạng: sữa các loại, nước uống, thức ăn lỏng, chè cháo…
1.2. Ích lợi của việc cho con bú sớm* Cho con bú sớm, con sẽ tận hưởng được nguồn sữa non, chủ yếu là các chất diệt khuẩn. * Mẹ lên sữa sớm nhờ có chất Prolactine của tuyến yên ở não mẹ tiết ra, sau động tác bú của con 2 vú mẹ sẽ căng sữa sau 5-6 giờ, chứ không phải chờ đến 24 – 48 giờ như trước đây. * Tử cung của mẹ sẽ được co sớm nhờ chất Ocytocine và Prolactine cùng tiết ra nên mẹ ít mất máu sau sinh. * Các ống dẫn sữa thông sớm không bị tắc nghẽn, không gây abcès vú. - CÁC YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIẾT SỮA
- Cho con bú chậm sau sinh 2-3 ngày sẽ làm hạn chế sự hoạt động của tuyến vú vì không có chất Prolactine.
- Mẹ có bệnh: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
- Mẹ quá trẻ <18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành.
- Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai (10 -12kg)
- Mẹ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa, thuốc chống dị ứng, kháng sinh…
- Mẹ lao động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng, không còn đủ cho sự tiết sữa.
- Mẹ buồn phiền lo âu suy nghĩ.
- Khoảng cách cho bú quá dài > 3giờ, làm cho 2 vú tức sữa và ngừng hoạt động.
- Con >12 tháng lượng sữa giảm dần với thời gian. Trong năm đầu sữa mẹ tiết 1200ml/ngày, năm thứ 2 còn 500ml/ngày, năm thứ 3 chỉ còn 200ml/ngày.
ò Ngoài ra chất lượng của sữa cũng giảm nếu mẹ quá kiêng cử khi ăn uống do thiếu các chất: - Thiếu sắt: Nếu mẹ thiếu máu hoặc ăn kiêng các chất giàu sắt như thịt, lòng đỏ trứng, rau, trái cây…
- Thiếu Vitamine B1: do mẹ ăn cơm quá trắng với cá hay thịt kho mặn, không ăn rau và trái cây.
- Thiếu Vitamine A, D, E, K: nếu mẹ kiêng ăn dầu mỡ.
- Thiếu Calci, Phosphore: nếu mẹ kiêng ăn tôm, cua, sò…
- Mẹ ăn một số gia vị có mùi cũng làm cho sữa có mùi: hành, tiêu, ớt, tỏi… có thể làm trẻ không bú.
- Mẹ tiếp xúc với chất độc: thuốc trừ sâu, rượu, hơi chì… các chất này từ máu mẹ vào sữa có thể gây ngộ độc cho con.
- CÁCH CHO CON BÚ MẸ:
3.1. Sau sinh cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, ½ giờ đầu để trẻ tận hưởng được sữa non - Lau đầu vú, vắt bỏ giọt sữa đầu.
- Không nên cho uống nước đường, nước cam thảo…
- Không rửa dạ dày hay móc ói nhớt.
3.2. Cho trẻ bú theo yêu cầu, không gò ép 3 giờ/lần như trước đây: - Mỗi lần bú một bên vú.
- Bú không hết vắt bỏ đi để tuyến vú tạo sữa mới.
- Tránh tình trạng sữa ứ đọng thành các u lổn nhổn bên trong vú, dễ gây abcès và giảm tiết sữa.
3.3. Trong 15 ngày đầu, khi tuyến vú hoạt động chưa ổn định, nên cho trẻ bú cả ban đêm. Vì nếu không có động tác bú sữa ban đêm thì sẽ giảm tiết sữa. 3.4. Quan sát tư thế trẻ bú đúng: - Đầu và thân trẻ cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
- Mặt trẻ đối diện với vú, miệng trẻ đối diện với núm vú.
- Thân trẻ nằm sát vào mẹ.
- Đỡ toàn bộ thân trẻ không phải chỉ đỡ cổ và vai.
3.5. Sau sinh nếu mẹ khỏe nên ngồi cho con bú, giúp trẻ ngậm sâu đầu vú. Nếu đầu vú tụt vào trong nên kiên trì tập trẻ bú. Kéo đầu vú ra ngoài hoặc dùng dụng cụ hút sữa. 3.6. Khi bú nếu có tiếng rít, chứng tỏ có hơi vào cùng với sữa nên vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ợ hơi xong mới đặt nằm xuống. Cho trẻ nằm nghiêng để khi có ọc sữa thì không vào mũi gây sặc. 3.7. Nếu trẻ không bú được ( đẻ non, thiếu cân, bị bệnh…) nên vắt sữa mẹ cho trẻ uống. 3.8. Bú mẹ phân trẻ sền sệt lỏng, vàng sậm, có mùi hơi chua ngày có thể 6-8 lần, có khi đến 10 – 12 lần. 3.9. Cho mẹ và con tắm nắng sớm.
|