Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THIẾT YẾU TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI CÁC TUYẾN

(Trở về mục nội dung gốc: 4128/QĐ-BYT )

THUỐC THIẾT YẾU TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI CÁC TUYẾN

  1. Tuyến xã.

- Dịch truyền: glucose 10%, natri clorid 0,9%, nước cất pha tiêm

- Kháng sinh: benzyl penicilin, ampicilin, gentamycin

- Thuốc cấp cứu: adrenalin 1/1000

- Phenobarbitan: chống co giật

- Dung dịch sát khuẩn da/chăm sóc rốn: tím gentian 0,5%, cồn 700 hoặc povidon iod 2,5%

- Thuốc nhỏ mắt: Povidone-iodine drops 2.5%; Mỡ tetracyclin 1%

- Vitamin K1

- Vaccin: BCG, viêm gan B

- Dung dịch khử khuẩn dụng cụ: clorhexidin, glutaraldehyd, hexaniose, cloramin

  1. Tuyến huyện.

Gồm các thuốc như ở tuyến xã và bổ sung thêm các thuốc sau:

- Dịch truyền các loại: glucose 30%, natri bicarbonat 4,2%, 1,4%, natri chlorua 10%, kali chlorua 10%, calci chlorua 10%

- Kháng sinh: cefotaxime, oxacillin, amikacin, nystatin.

- Caffeine citrate, theophylin.

- Dung dịch sát khuẩn tay: sát khuẩn tay nhanh clorhexidine 4%

- Vitamin E, D

  1. Tuyến tỉnh-Tuyến trung ương:

Gồm các thuốc như tuyến huyện và bổ sung thêm các thuốc sau:

- Dịch truyền: dung dịch calci gluconate, acid amin và lipid 20% dùng cho trẻ sơ sinh 10% hoặc 6,5%,

- Vitamin và khoáng chất (dùng cho đường truyền tĩnh mạch và đường uống)

- Máu và chế phẩm máu (hồng cầu lắng O+ và huyết tương tươi đông lạnh AB+, tiểu cầu).

- Thuốc cấp cứu tim mạch: dopamin, dobutamin, prostaglandin E1

- Morphin, fentanyl, naloxon, midazolam

- Heparin, lidocaine, insulin.

- Kháng sinh: Cefepim, Ticarcillin, Imipenem, Meropenem, Vancomycin, Fluconazole, Amphotericine B

- Khí NO (tuyến trung ương)

- Surfactant

 

TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾUCHO CHĂM SÓC SƠ SINH TẠI CÁC TUYẾN Y TẾ

  1. Tuyến xã.

- Giường/bàn hồi sức sơ sinh.

- Đèn sưởi ấm.

- Cân trẻ sơ sinh và thước đo chiều dài.

- Nhiệt kế.

- Ống nghe.

- Máy đo đường huyết tại giường

- Hệ thống thở oxygen: bình oxygen, bóng bóp sơ sinh (loại 250ml) và mặt nạ các cỡ dành cho trẻ sơ sinh: số 1 (cho trẻ ≥2,5kg) và số 0 (cho trẻ <2,5kg); ngạnh mũi 1mm và 2mm

- Máy hút và ống hút (loại 8-10F).

- Bơm kim tiêm và dây truyền dịch, kim bướm.

- Kim lấy thuốc số 18.

- Băng dính, băng cuộn.

- Ống thông dạ dày cỡ số 3; 5 F (loại có nắp) và 8 F, ống thông hậu môn.

- Găng tay vô trùng.

- Bồn rửa tay có nước và xà phòng, khăn lau tay.

- Bàn chải, xà phòng.

  1. Tuyến huyện.

Các trang bị như ở tuyến xã và:

- Ống hút đờm số 6 F, găng sạch.

- Hệ thống thở oxygen: bộ trộn oxygen-khí trời.

- Kim luồn tĩnh mạch cỡ 18; 20; 22 G.

- Bộ đặt nội khí quản sơ sinh.

- Ống nội khí quản sơ sinh các cỡ 2,5; 3; 3,5.

- Đèn chiếu vàng da.

- CPAP.

- Máy đo độ bão hòa oxygen qua da.

- Bộ chọc dò tủy sống.

- Giường sưởi ấm, lồng ấp.

- Giường cho bà mẹ thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo.

- Đồ vải sạch dùng cho sơ sinh.

- Xe cấp cứu vận chuyển trẻ bệnh: có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cần thiết.

Các loại trang thiết bị cần thiết cho chuyển tuyến

- Bóng, mặt nạ dùng cho trẻ sơ sinh.

- Bình/túi oxygen đủ dùng trong quá trình chuyển.

- Ống thông, bộ dây nối thở oxygen, ống thông dạ dày, hút dịch; dây truyền dịch, bơm tiêm các cỡ.

- Bộ đặt nội khí quản, ống nội khí quản các cỡ 2,5; 3; 3,5.

- Ống nghe; nhiệt kế, máy hút đờm/nhớt.

- Phương tiện/thiết bị ủ ấm.

- Thiết bị đo độ bão hòa oxygen qua da (nếu có điều kiện).

  1. Tuyến tỉnh và trung ương.

Các trang bị ở huyện và:

- X quang chụp tại giường.

- Nếu có điều kiện, trang bị: máy siêu âm tim màu, não tại giường và đầu dò thích hợp.

- Máy hút chân không áp lực dưới 130 CmH2O hay < 13,3 pKa

- Catheter rốn số 3,5-5F.

- Chạc 3, 4.

- Bộ truyền máu.

- Bộ thay máu.

- Máy bơm tiêm tự động, dây nối bơm tiêm.

- Catheter tĩnh mạch trung tâm, bộ dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

- Bộ chọc dò và mở màng phổi.

- Máy thở, máy monitor.

- Máy thở khí NO, máy thở tần số cao,

- Thiết bị điều trị hạ thân nhiệt cho trẻ sinh ngạt

- Máy đo khí máu.

- Máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều.

- Xe cấp cứu vận chuyển trẻ bệnh: có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cần thiết như tại tuyến huyên; có thể trang bị thêm máy thở và lồng ấp di động để chuyển bệnh nhân nặng.

Trở về mục nội dung gốc: 4128/QĐ-BYT

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    18. ĐIỀU TRỊ BẰNG BỒN XOÁY HOẶC BỂ SỤC

    54/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    BACITRACIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh dị ứng và tự miễn

    3942/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Khám sản khoa
    thiết kế câu lệnh nâng cao
    Điều trị tiêu chảy D11
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space