Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ

(Tham khảo chính: Phác đồ BV Bình Dân)

        1. Định nghĩa

        Thiếu máu cục bộ cơ tim  là bệnh cảnh do nhiều nguyên nhân có chung tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxygen của cơ tim, là biểu hiện của tình trạng giảm tạm thời hay kéo dài, tương đối hay tuyệt đối quá trình oxy hóa của tim.

        1. Nguyên nhân
        2. Bệnh mạch vành:

        _ Xơ vữa động mạch vành: chiếm phần lớn các trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim.

        _ Thuyên tắc động mạch vành.

        _ Co thắtđộng mạch vành.

        _ Phình bóc tách động mạch chủ

        _ Viêm động mạch Takayasu

        _ Dị tật bẩm sinh động mạch vành: dò động mạch vành

        1. Bệnh van tim:

        _ Hẹp khít van động mạch chủ

        _ Hở nặng van động mạch chủ

        _ Sa van 2 lá

        1. Bệnh cơ tim phì đại
        2. Các yếu tố tăng nhu cầu oxy cơ tim:

        _ Tim đập nhanh, tình trạn tăng co cơ tim

        1. Các yếu tố phụ trợ:

        _ Thiếu mau

        _ Tụt huyết áp

        1. Các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch vành:

        _ Tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm

        _ Hút thuốc lá

        _ Tăng cholesterol máu.

        _ Tăng huyết áp

        _ Tiểu đường

        _ Béo phì

        _Ít hoạt động thể lực

        1. Chẩn đoán
        2. Lâm sàng
        • Cơn đau thắt ngực điển hình:

        _ Hoàn cảnh xuất hiện: sau gắng sức thể lực, tinh thần, gặp lạnh đột ngột.

        _ Vị trí: sau xương ức, ngực trái.

        _ Hướng lan: cổ - vai – tay - hàm trái, mặt trong tay trái.

        _ Tính chất : như thắt nghẹt, đè nặng trước ngực.

        _ Độ dài: 3-5 phút.

        _ Cơn đau giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitrate.

        _ Triệu chứng kèm: khó thở, mệt, buồn nôn…

        • Xác định cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành bao gồm 3 yếu tố:
        1. Đau thắt ngực sau xương ức có tính chất và thời gian điển hình.
        2. Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm
        3. Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate
        • Cơn đau thắt ngực không điền hình: chỉ gồm 2 yếu tố trên
        • Không phải đau thắt ngực: chỉ gồm 1 hoặc không có yếu tố nào nói trên.
        1. Cận lâm sàng:
        • Xét nghiệm máu: Công thức máu, Glycemie, Ure, Creatinin, Bilan lipid máu, Fibrinogen.
        • ECG 12 chuyển đạo lúc đau:

        _ > 60% bệnh nhân có ECG bình thường.

        _ Trong cơn đau ngực, ECG có thể:

                + T âm sâu hoặc cao nhọn đối xứng.

                + ST chênh xuống

        • ECG gắng sức, ECG Holter, siêu âm tim, chụp MSCT mạch vành không cản quang.
        • X-Quang tim phổi thẳng
        1. Chẩn đoán phân biệt
        2. Viêm phổi, viêm màng phổi, thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi
        3. Viêm thần kinh liên sườn, gãy xương sườn
        4. Bóc tách ĐMC
        5. Viêm màng ngoài tim
        6. Viêm loét dạ dày trá tràng
        7. Điều trị

              5.1. Điều trị chung

        • Phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ

                    _ Tăng huyết áp, đái tháo đường, phì đại thất trái, béo phì, rối loạn lipid máu.

        _ Điều trị các tình trạng làm cho cơn đau ngực nặng lên: thiếu máu, sốt, cường giáp, nhịp tim nhanh…

        • Điều trị không dùng thuốc: ngưng hút thuốc lá, giảm cân, tăng cường vận động thể lực, dùng thuốc giảm mỡ máu..
          • Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định
        • Thuốc nhóm nitrate: chọn 1 trong các thuốc sau

         

        Thuốc

        Đường dùng

        Liều

        Thời gian tác dụng

        Nitroglycerin

        Ngậm dưới lưỡi

        0.3 – 0.6 -> 1.5 µg

        10 phút

        Miếng dán

        5-10mg/8-12 lần

        8-12 phút

        Viên phóng thích chậm

        2,5 -13 mg/4-8  lần

         

        Truyền TM

        5-200 µg/ phút

         

        Isosorbid Dinitrate

        Ngậm dưới lưỡi

        2.5 -10mg

        60 phút

        Viên uống

        5-80mg,

        2 lần/ngày

        8 giờ

        Viên phóng thích chậm

        40mg, 1-2 lần/ngày

        8 giờ

        Isosorbid mononitrate

        Viên uống

        30-240mg

        1 lần/ngày

        12-24 giờ

         

        • Thuốc ức chế beta giao cảm

        * CCĐ:

        _ Suy tim, Block A-V, nhịp tim chậm lúc nghỉ

        _ Hen phế quản, COPD

        _ Bệnh mạch máu ngoại biên nặng

                            * Chọn 1 trong các thuốc sau

         

         

        Thuốc

        Chọn lọc

        Hoạt tính giống giao cảm nội tại

        Liều dùng

        Propranolol

        Không

        Không

        80-120mg

        2 lần/ngày

        Pindolol

        Không

        2.5 -7.5mg

        3 lần/ngày

        Acebutolol

        β1

        200-600mg

        2 lần/ngày

        Atenolol

        β1

        Không

        50-200mg/ngày

        Metoprolol

        β1

        Không

        50-200mg

        2 lần/ngày

        Bisoprolol

        β1

        Không

        2.5-10mg/ngày

        Labetolol

        Không

        200-600mg

        2 lần/ngày

        *** Lưu ý:

        _ Nên chọn β1 vì ít tác dụng phụ gây nặng thêm bệnh mạch máu ngoại biên và co thắt phế quản.

        _ Nên bắt đầu liều thấp và tăng dần đến khi đạt được mục tiêu điều trị

        • Thuốc ức chế calci: dùng khi thuốc ức chế bete bị chống chỉ định hay cần phối hợp điều trị tăng huyết áp. Chọn trong các thuốc sau

         

        Thuốc

        Liều dùng

        Amlodipin

        5-10mg/ngày

        Felodipin

        5-10 mg/ngày

        Lacidipin

        2-4mg/ngày

        Verapamil (dạng phóng thích chậm)

        120-320mg/ngày

        Diltiazem (dạng phóng thích chậm)

        120-480mg/ngày

        *Lưu ý: Chống chỉ định: suy tim nặng.

        • Thuốc chống kết tập tiểu cầu:

        _ Aspirin 75-320mg/ngày.

        _ Nếu không dung nạp hay chống chỉ định với Aspirin: Clopidogel 75mg/ngày.

        • Thuốc điều chỉnh RL lipid máu: Chọn 1 trong các thuốc sau

        _ Simvastatin 10mg/ngày

        _ Fluvastatin 8 mg/ngày

        _ Atorvastatin 10mg/ngày

        _ Rosuvastatin 5-10mg/ngày

        _ Fibrate 160-300mg/ngày

        • Điều trị cơn đau thắt ngực Prinzmental

        _ Không dùng ức chế beta

        _ Dùng Nitrate hoặc ức chế calci

        • Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định
        • Phải nhập viện vào khoa chăm sóc mạch vành:

        _ Nghỉ ngơi tại giường cả thể chất lẫn tinh thần.

        _ Dùng thuốc: chống đau thắt ngực và chống huyết khối

        • Dùng thuốc chống đau thắt ngực:

        _ Nên phối hợp 2 trong 3 thuốc: ức chế beta, ức chế calci, nitrate.

        • Thuốc ức chế men chuyển:

        _ Khi không có chống chỉ định, ACE được xem xét dùng ở bệnh nhân có bệnh ĐMV kèm ĐTĐ, rối loạn chức năng thất trái, nhồi máu cơ tim cũ.

        _ Chọn 1 trong các thuốc sau

        Thuốc

        Liều

        Enalapril

        5-40mg/ngày

        Lisilopril

        10-400mg/ngày

        Pendoril

        5-10mg/ngày

        _ Nếu có tác dụng phụ: dùng thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

         

        Thuốc

        Liều

        Candesartan

        8-32mg/ngày

        Telmisartan

        20-80mg/ngày

        Valsartan

        40-160mg/ngày

        Irbesartan

        150-300mg/ngày

         

        • Thuốc chống huyết khối

        _ Heparin hoặc Levonox

        • Thuốc giảm đau khác: có thể dùng morphin nếu bệnh nhân dùng thuốc chống đau thắt ngực không hiệu quả.
        • Điều trị tái thông mạch vành: khi điều trị nội khoa tích cực mà không hiệu quả cần xem xét:

        _ Can thiệp động mạch vành qua da

        _ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

        1. Theo dõi và tái khám

         Khi tình trạng lâm sàng ổn định, bệnh nhân hết đau thắt ngực, huyết áp ổn , cho bệnh nhân xuất viện.

         Tái khám định kỳ tại phòng khám để theo dõi đáp ứng điều trị và tác dụng phụ của thuốc.

  • HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN
  • HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
  • CƯỜNG GIÁP
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU QUẶN THẬN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BÍ TIỂU CẤP
  • PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIỂU MÁU
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
  • PHÌNH GIÁP
  • PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀO TINH - TINH HOÀN
  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP
  • SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rối loạn mạch máu phổi

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn
    Chảy dịch tai
    Rale rít
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space