Suy TM chi dưới là tình trạng TM không bảo đảm chức năng vận chuyển máu từ chân về tim. - Nguyên nhân: do tình trạng suy chức năng của van TM, xuất hiện dòng máu trào ngược trong thời kỳ tâm thu, từ đó làm tăng áp lực trong lòng TM dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng mô, làm xuất hiện các triệu chứng.
- Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào các triệu chứng như nặng chân, mỏi chân, phù chân, vọp bẻ, dãn các TM nông ở chân, thay đổi màu da ở cẳng chân, chàm, loét da…
Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm Doppler màu đánh giá tình trạng dãn các TM nông, sâu và xuyên. Xác định dòng trào ngược trong lòng TM ( > 0,5 giây) khi làm các nghiệm pháp gắng sức như ho, rặn, bóp thả cơ vùng cẳng chân. Phân độ lâm sàng dựa vào bảng CEAP (Clinic – Etiology – Anatomy – Pathology) Lâm sàng (Clinic) - C1: Dãn các TM nông dạng lưới dưới da, đường kính < 3mm
- C2: Dãn các TM nông dưới da, đường kính ≥ 3mm
- C3: Phù chân
- C4: Thay đổi màu sắc da ở vùng cẳng chân, chàm, xơ hóa da, ngứa
- C5: Sẹo loét da
- C6: Loét da
Bệnh sinh (Etiology) - Bẩm sinh
- Nguyên phát
- Thứ phát: huyết khối TM, chấn thương…
Giải phẫu (Anatomy) Bệnh lý (Pathology) Ngoài ra, suy TM có thể có triệu chứng hoặc không. - Biến chứng
- Tắc TM nông và sâu do huyết khối.
- Loét da.
- Chảy máu do vỡ TM dãn.
- Điều trị: dựa vào bảng phân loại CEAP
Bệnh nhân được điều trị nội khoa định kỳ tái khám hàng tháng trong tầt cả các trường hợp có suy tĩnh mạch mạn tính, chưa mổ hay đã mổ. Bao gồm thay đổi lối sống, tránh đứng lâu, ngồi lâu, tập vận động. Dùng thuốc nhóm Flavonoid như Daflon, Phlebodia, nhóm ginkogloba như Ginkofort… Mang vớ TM độ 1 đến đầu gối. Bệnh nhân sẽ được nhập viện để phẫu thuật trong các trường hợp có chỉ định như sau: - Từ C2-C4: Chỉ định phẫu thuật (rút bỏ TM dãn hoặc làm xơ hóa TM dãn bằng đốt laser hay sóng cao tần nội mạch), chích xơ các nhánh nông đường kính < 3mm …
- C5-C6: laser hoặc sóng cao tần nội mạch.
- Suy TM xuyên: cắt TM xuyên qua nội soi.
- Có biến chứng:
- Huyết khối TM nông: cột quai TM hiển lớn hoặc bé ( tránh huyết khối lan vào TM sâu).
- Huyết khối TM sâu: dùng heparine, kháng vitamine K, quấn băng thun ép hoặc mang vớ TM.
- Loét da: làm xơ hóa TM bằng đốt laser hay sóng cao tần nội mạch. Chăm sóc vết loét: thay băng bằng urgosoft để hút ẩm, kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Chảy máu do vỡ TM dãn: may cầm máu, rút bỏ TM dãn.
.rTable { display: table; width: 100%;}.rTableRow { display: table-row; }.rTableHeading { background-color: #ddd; display: table-header-group; }.rTableCell, .rTableHead { display: table-cell; padding: 3px 10px; border: 1px solid #999999; }.rTableHeading { display: table-header-group; background-color: #ddd; font-weight: bold; }.rTableFoot { display: table-footer-group; font-weight: bold; background-color: #ddd; }.rTableBody { display: table-row-group; }
|