MỤC TIÊU - Trình bày được các đặc điểm sinh lý và sinh lý bệnh học
- Liệt kê được các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi
- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Chẩn đoán được thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi
- Chẩn đoán phân biệt được các nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ
- Nêu được các nguyên tắc điều trị
- Trình bày các biện pháp dự phòng
NỘI DUNG BÀI GIẢNG - ĐẠI CƯƠNG
Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất thường gặp trong nhi khoa, và là loại thiếu máu thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi, từ tháng thứ 6 đến 2 tuổi. 1.1. Sinh lý học của biến dưỡng sắt ở trẻ em 1.1.1. Dự trữ sắt trong cơ thể Lúc mới sanh, lượng sắt dự trữ trong cơ thể khoảng 250 mg (sắt trong huyết cầu: 175mg, sắt trong mô: 15mg, sắt dự trữ: 35-50mg =70-80mg/kg) và được cung cấp từ mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng sắt dự trữ chỉ cung cấp đủ cho 4 tháng đầu nên cần cung cấp thêm chất sắt do cơ thể trẻ tăng trưởng nhanh và sự tạo máu rất mạnh trong năm đầu. Lúc 4 tháng tuổi: dự trữ sắt trong cơ thể khoảng 40-45mg/kg. Sắt dự trữ giúp cho sự tạo máu bình thường, phần được cung cấp qua thức ăn còn hạn chế. Lúc 1 tuổi: dự trữ sắt trong cơ thể khoảng 400-500mg; lượng sắt dự trữ tăng nhanh do được cung cấp đầy đủ qua thức ăn, ở giai đoạn mà hiện tượng tạo máu hoạt động mạnh (bắt đầu từ tháng thứ 6). 1.1.2. Cung cấp sắt qua thức ăn 1 lít sữa mẹ chứa 1mg sắt (hấp thu 50%) 1 lít sữa bò và sữa công nghiệp chứa: 0.5mg-1.4mg (hấp thu 10-20%) Sắt nguồn gốc thực vật ít được hấp thu hơn sắt từ nguồn gốc động vật. 1.1.3. Nhu cầu sắt khoảng 0.07mg/kg/24 giờ đến 2 tuổi. 1.2. Sinh lý bệnh học 1.2.1. Nguyên nhân Dự trữ sắt thiếu do: sanh non, sanh đôi, xuất huyết lúc thai kỳ ở người mẹ và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sanh dầy. Do mất cân bằng cung-cầu: trong trường hợp trẻ lớn nhanh, trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng. Do cung cấp không đầy đủ: chế độ ăn không cân bằng, thiếu đạm động vật, nhiều đường và bột, rối loạn hấp thu sắt ở ruột do tiêu chảy (bệnh Coeliaque, không dung nạp đạm từ sữa bò, bệnh Mucoviscidose, bệnh đường ruột xuất tiết). 1.2.2. Một số trường hợp đặc biệt Nguy cơ làm nặng thêm tình trạng thiếu sắt được ghi nhận do: Mất chất sắt, qua đường tiêu hóa, do chảy máu lượng ít nhưng kéo dài, thường không rõ ràng (nghĩ đến viêm thực quản, u máu thành ruột, giun móc) Do tiêu thụ nhiều chất sắt trong các tình trạng viêm nhiễm kéo dài: nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng tiểu, đường hô hấp, bệnh toàn thân như bệnh tạo keo (collagénose). Ở trẻ gái lớn do mất máu qua kinh nguyệt. - LÂM SÀNG
2.1. Triệu chứng lâm sàng Thiếu máu xảy ra từ từ. Xanh xao kéo dài, không kèm triệu chứng nào khác trong một thời gian dài lúc ban đầu. Xanh xao thấy rõ ở lòng bàn tay, gan bàn chân, vành tai. Niêm mạc họng và kết mạc mắt nhạt. Triệu chứng xanh xao thường không được lưu ý, vì xuất hiện dần dần. Khi thiếu máu kéo dài, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, giảm cân, sốt nhẹ, lách sờ đụng. Bệnh nhi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, do giảm chức năng của bạch cầu. Có thể có chậm phát triển tâm thần vận động, nhiễm ký sinh trùng đường ruột đi kèm. Đôi khi có thể ghi nhận hiện tượng ăn đất (géophagie-pica): là dấu hiệu giúp phát hiện thiếu máu thiếu sắt. 2.2. Khám lâm sàng Hoàn toàn bình thường ngoài dấu hiệu xanh xao. Rất hiếm khi gặp các trường hợp nặng với thiếu máu nặng, xanh nhiều, bứt rứt, đừ, nhịp tim nhanh và tim to. Cần tìm thêm các dấu hiệu còi xương đi kèm. - CẬN LÂM SÀNG
3.1. Dấu hiệu huyết học .rTable { display: table; width: 100%;}.rTableRow { display: table-row; }.rTableHeading { background-color: #ddd; display: table-header-group; }.rTableCell, .rTableHead { display: table-cell; padding: 3px 10px; border: 1px solid #999999; }.rTableHeading { display: table-header-group; background-color: #ddd; font-weight: bold; }.rTableFoot { display: table-footer-group; font-weight: bold; background-color: #ddd; }.rTableBody { display: table-row-group; }
|