Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bôi ngoài da

(Tham khảo chính: ICPC )

Là dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da và niêm mạc nhằm gây tác dụng tại chỗ hoặc đưa dược chất thấm qua da và niêm mạc, làm tròn hoặc bảo vệ. Cấu tạo chung của dạng thuốc này gồm một hay nhiều dược chất, được hòa tan hay phân tán đồng đều trong một hoặc hỗn hợp tá dược, thuộc hệ phân tán một pha hoặc nhiều pha.  Hoạt chất có tác dụng điều trị và tá dược là phương tiện vận chuyển hoạt chất vào da. Thuốc ngấm nông hay sâu qua da phụ thuộc vào dạng thuốc và loại tá dược được dùng trong công thức thuốc bôi. Do đó tá dược giữ vai trò quan trọng trong hiệu quả trị liệu của các thuốc bôi ngoài da. 
- Thuốc dạng dung dịch (solutions): Là thuốc có hoạt chất được pha trong các dung môi lỏng thành một chất lỏng đồng nhất, không vón, không kết tủa. Thuốc dạng dung dịch thường có tác dụng trên bề mặt nông, tác dụng nhanh, làm khô da, dịu da, chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết. Thuốc thường được sử dụng điều trị các tổn thương da trong giai đoạn cấp tính, chảy nước. 
-  Ví dụ: dung dịch jarish làm khô, làm dịu những tổn thương ướt; dung dịch milian, povidin, thuốc tím để làm khô và diệt khuẩn...
- Thuốc mỡ (ointment): Là dạng thuốc dùng ngoài da phổ biến nhất. Thành phần gồm chất béo và hoạt chất, trong đó tỉ lệ hoạt chất nhỏ hơn 30% trong thành phần. Thuốc mỡ thường được chỉ định cho những tổn thương mãn tính, dày, tăng sừng, thâm nhiễm. Thành phần tá dược là chất béo làm cho hoạt chất ngấm sâu hơn vào da, làm mềm da nhưng lại gây bít các lỗ tiết tuyến bả - tuyến mồ hôi tại da, hạn chế bài tiết qua da...                                                                                                                                                                                                                 
- Thuốc dạng mỡ đặc hay bột nhão bôi da (thuốc hồ):  là loại thuốc có hoạt chất dạng rắn chiếm tỷ lệ từ 30 - 50% thành phần, được phân tán dưới dạng hạt mịn. Thuốc hồ có tác dụng giảm viêm, giảm xung huyết, làm khô da và không hạn chế sự bài tiết ở da như thuốc mỡ. Thường dùng dạng thuốc này cho các tổn thương bán cấp. Ví dụ: - Hồ Brocq,  Hồ Saloxil         
- Thuốc dạng kem (cream): Là loại thuốc mỡ có pha chất làm mềm và rất mịn vì trong thành phần có chứa lượng lớn các chất lỏng. Thuốc dạng kem có tác dụng làm mát da, bảo vệ da, thường dùng giai đoạn tổn thương bán cấp. + Ví dụ: kem Dalibour sát khuẩn da.
- Thuốc dạng Gel: là những chế phẩm dạng chất mềm, sử dụng tá dược tạo gel thích hợp. 
Lưu ý 
- Nên làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc, nếu rửa thì đợi da thật khô hãy bôi thuốc.
- Trước khi sử dụng thuốc cần chẩn đoán xác định chính xác bệnh, giai đoạn bệnh, cũng như tính chất và vị trí tổn thương.
Ví dụ: eczema cấp tính đang chảy nước, chảy dịch, mủ, vảy tiết, phù nề cần chỉ định thuốc dạng dung dịch đắp gạc, ngâm, rửa, thuốc màu... Eczema mãn, lichen hóa, thương tổn da ở giai đoạn mãn tính, da dày, khô, tróc vẩy thì nên dùng dạng thuốc mỡ để làm mềm da, bạt sừng. Thương tổn vùng nếp gấp, kẽ da nên bôi thuốc dạng nước, bột, hồ, tránh dùng dạng mỡ vì gây dính, rít và bí da. Một số thuốc không bôi được ở vùng mặt, vùng sinh dục.
Chọn thuốc phải phù hợp với tuổi, giới, tính chất nghề nghiệp của bệnh nhân. Thời tiết và mùa trong năm cũng là vấn đề cần cân nhắc. 
Ví dụ: Khi chọn thuốc dùng ngoài da cho trẻ em cần lưu ý là da của trẻ mỏng và nhạy cảm hơn da của người lớn, chưa bị sừng hóa nhiều nên dược chất dễ đi qua hơn, dễ bị bỏng rát hơn, dễ có tác dụng toàn thân hơn. 
Thuốc bôi ngoài da có thể vừa có tác dụng tại chỗ, vừa có tác dụng toàn thân nên khi chỉ định thuốc bôi phải ghi rõ dạng thuốc, nồng độ, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.  
- Không trộn lẫn lộn các loại thuốc vào nhau vì có thể xảy ra hiện tượng đông vón, mất tác dụng hoặc phản ứng giữa các thành phần của thuốc.
- Khi dùng các dạng thuốc có kết hợp nhiều thành phần để điều trị một căn nguyên nào đó cần chú ý tác dụng ngoại ý hoặc các tương tác giữa các thuốc. 
Ví dụ: Với bệnh nấm da, nếu dùng thuốc có 3 thành phần  corticoid; kháng sinh; kháng nấm có thể làm nặng thêm trình trạng nhiễm nấm do thành phần kháng viêm corticoids.  
- Một số loại kem bôi có methyl salicylat phối hợp với các loại tinh dầu có tác dụng giảm đau. Thoa kem lên chỗ đau xong cần xoa bóp để tăng tác dụng. 
- Xem xét kỹ hạn sử dụng. Mỗi khi bôi thuốc xong cần đậy nắp kỹ và để tuýp thuốc bảo quản ở nơi khô, mát.
 Đối với thuốc mỡ
Không dùng thuốc dạng mỡ điều trị các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính, chảy nước vì càng làm cho tổn thương nặng thêm, chảy nước nhiều hơn.
Không bôi thuốc mỡ trên diện rộng hay nếp kẽ vì có thể làm hạn chế bài tiết mồ hôi, dính, rít.  
Đối với thuốc mỡ chứa corticoids: 
Các loại thuốc mỡ chứa corticoid mạnh thì phải sử dụng thận trọng: mỗi lần bôi 1 lớp mỏng, không bôi nhiều hơn 2 lần trong 1 ngày, không nên bôi kéo dài hơn 1 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì sẽ có tác dụng toàn thân và  tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, giảm sắc tố da…. Nếu cần dùng thuốc trong thời gian dài nên cụ thể liều lượng chính xác một lần bôi bằng đơn vị FTU (finger tip unit: đơn vị đầu ngón tay) *
* Đơn vị đầu ngón tay (FTU) là lượng thuốc mỡ, kem hay dạng bán rắn khác lấy ra từ týp thuốc có đường kính miệng 5mm tính từ nếp gấp của đốt xa đến đầu ngón tay của một người lớn. Nếp gấp da đốt ngón xa là rãnh da nhăn trên khớp gần đầu ngón tay nhất. Một FTU là đủ bôi một vùng da bằng hai lần kích thước bàn tay một người lớn cộng với cả ngón tay. Hai FTUs tương đương với khoảng 1g steroid bôi tại chỗ.
Cách bôi thuốc
- Bôi đơn thuần là bôi một lớp mỏng mỡ,  xoa vùng bôi nhẹ và không băng kín.
- Bôi vùi, băng kín: Sau khi bôi, vùng tổn thương sẽ che kín bằng plastic từ 1 - 8 giờ, thường vào ban đêm, lúc đi ngủ. Cách làm này có tác dụng làm mềm lớp sừng, giúp tăng hấp thu corticoid và thường dùng cho một số bệnh như vẩy nến, eczema mạn liken hoá, thương tổn có dày sừng và một số vị trí da dày như bàn tay, bàn chân.Tuy nhiên không nên bôi vùi kéo dài quá vì có thể gây bí hơi, nhiễm khuẩn vùng da đó.
Lựa chọn loại corticoids bôi cần chú ý độ mạnh ( hoạt tính kháng viêm của thuốc), loại bệnh và vị trí sang thương. 

Loại corticoids bôi, độ mạnh

Bệnh

Nhóm I: Rất mạnh

Clobetasolpropionate       Cream 0.05%

 

Diflorasone diacetate        Ointment 0.05%                

Vảy nến.

Liken phẳng.

Lupus đỏ dạng đĩa.

Eczema bàn tay nặng.

Viêm da thần kinh.

Eczema dày sừng.

Liken xơ và teo.

Rụng tóc Pelade.

Eczema thể đồng tiền nặng.

Viêm da cơ địa người lớn dai dẳng Liken hoá.

Nhóm II,III: Mạnh.

 

Amcinonide Ointment, 0.1%

Betamethasone dipropionate     Ointment, 0.05%

Desoximetasone     Cream or ointment, 0.025%

Fluocinonide            Cream, ointment or gel, 0.05%

Halcinonide  Cream, 0.1%

Betamethasone dipropionate     Cream, 0.05%

Betamethasone valerate  Ointment, 0.1%

Diflorasone diacetate        Cream, 0.05%

Triamcinolone acetonide Ointment, 0.1%

 

 

Viêm da cơ địa.

Eczema thể đồng tiền.

Eczema khô.

Viêm da  ứ trệ.

Viêm da da dầu.

Liken xơ teo âm đạo.

Loét kẽ (đợt ngắn).

Nấm (đợt ngắn).

Ghẻ (sau khi diệt ghẻ).

Loét kẽ (nặng).

Viêm quanh hậu môn (nặng).

Viêm da mặt nặng.

 

Nhóm VI,V : vừa

Desoximetasone     Cream, 0.05%

 Fluocinolone acetonide   Ointment, 0.025%

 Fludroxycortide     Ointment, 0.05%

 Hydrocortisone valerate Ointment, 0.2%

 Triamcinolone acetonide            Cream, 0.1%

 Betamethasone dipropionate    Lotion 0.02%

 Betamethasone valerate Cream, 0.1%

 Fluocinolone acetonide   Cream, 0.025%

 Fludroxycortide     Cream, 0.05%

 Hydrocortisone butyrate            Cream, 0.1%

 Hydrocortisone valerate Cream, 0.2%

 Triamcinolone acetonide            Lotion, 0.1%

 

Nhóm VI,VII:  Nhẹ

Betamethasone valerate  Lotion, 0.05%

Desonide      Cream, 0.05%

Fluocinolone acetonide    Solution, 0.01%

Dexamethasone sodium phosphate     Cream, 0.1%

Hydrocortisone acetate   Cream, 1%

Methylprednisolone acetate       Cream, 0.25%

Viêm da quanh mắt.

Viêm da vùng tã lót.

Viêm quanh hậu môn nhẹ.

Loét kẽ nhẹ.

 

 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Bôi ngoài da
  • Miếng dán ngoài da
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM, XỬ TRÍ VÀ CHUYỂN TUYẾN CÁC CẤP CỨU SẢN KHOA

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    DEHYDROEMETIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rung nhĩ đáp ứng thất trung bình (ECG Ví dụ 1)
    Nguyên nhân và sinh lý bệnh xơ vữa động mạch
    Thiếu máu ở bệnh thận mạn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space