Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng

(Tham khảo chính: ICPC )

Để xác định nguyên nhân gây ra đau lưng, các bác sĩ phải xem xét các yếu tố bệnh sử một cách toàn diện: như độ tuổi, vị trí, hướng lan của cơn đau, các ảnh hưởng của sự vận động vùng lưng hoặc chân và chấn thương trước đó.
Đau căng cơ thắt lưng cấp là do tình trạng tăng trương lực cơ sau khi thực hiện động tác căng dãn quá mức, quá sức; đặc trưng bởi cơn đau khởi phát đột ngột thường liên quan đến động tác xoay, vặn, nâng, hoặc ngay sau các hoạt động thể lực khác thường. Cơn đau thường chỉ khu trú ở vùng thắt lưng cùng. 
Đau do căng cơ và đau lưng do tư thế thường được mô tả là đau mơ hồ và dai dẳng kéo dài nhiều tuần và kèm với co cứng cơ cạnh sống. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc định vị chính xác điểm đau nhiều nhất, mặc dù cơn đau thường tập trung ở vùng thắt lưng. Sau chấn thương, cơn đau này có thể có xuất hiện ngay lập tức hoặc từ từ. Cơn đau thường lan đến vùng thắt lưng và đôi khi đến mông nhưng hiếm khi đến chi dưới. Hướng lan này của cơn đau không hẳn lúc nào cũng gợi ý tình trạng chèn ép rễ thần kinh. Đặc điểm gợi ý tốt nhất là cần ghi nhận đau nhiều vào đầu giấc sáng (khi ngủ dậy), giảm dần với theo hoạt động – động tác thể dục nhẹ trong ngày. Khi khám sẽ ghi nhận tăng trương lực các cơ cạnh sống (ấn vùng cạnh cột sống có cảm giác cơ căng cứng như khúc gỗ).
Đau thắt lưng do thoái hóa khớp thắt lưng (thoái hóa hệ thống dây chằng quanh khớp cột sống) có thời điểm khởi phát cụ thể, đau tăng dần từ từ, không liên quan đến hoạt động thể lực tại thời điểm hiện tại vì bản thân dấu chứng đau lưng đã hạn chế các động tác của cột sống, thường kèm bệnh sử có dấu đau - cứng khớp lưng buổi sáng, tuy nhiên cơ đau này sẽ bớt dần từ từ trong ngày. Cơn đau mang tính chất tại chổ, không có lan đến vùng đùi, cẳng chân, gối. Dấu chứng co cứng cơ cạnh sống có thể ghi nhận nhưng không điển hình như trong đau do căng cơ.
Nhiều bệnh nhân bị hội chứng thoát vị đĩa đệm có tiền sử các đợt đau lưng không nặng như trong bệnh đau căng cơ. Cơn đau thường có khởi phát đột ngột và thường lan đến mông, xuống mặt sau bên của chân, và đôi khi lan đến bàn chân. Cơn đau của hội chứng đĩa đệm có tính chất dị cảm thần kinh rất khó chịu và có thể mô tả như đau răng – kiểu đau chói, nhức, lan ra xung quanh; có thể kèm với dị cảm và yếu cơ (do chèn ép rễ thần kinh). Hơn 90% thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng xảy ra ở L4-L5 hoặc L5-S1. Nếu tổn thương chèn vào rễ thần kinh, các triệu chứng thần kinh (rối loạn cảm giác, yếu cơ, hoặc giảm phản xạ) có thể được phát hiện. Bệnh nhân cũng có thể đau khi được ấn chẩn ở vùng khuyết ngồi.
Đau lưng trong hội chứng khớp cùng-chậu khu trú ở vùng sau ngay vị trí của khớp cùng chậu. Trong viêm khớp cùng chậu, cơn đau có thể xen kẽ đổi bên từ bên này sang bên kia, đau có thể lan qua ở vùng thắt lưng và mông và có thể lan đến mặt sau đùi. Cơn đau của viêm khớp cùng chậu không dấu chứng đau theo vùng phân bố rễ thần kinh. Khám lâm sàng sẽ phát hiện có dấu ấn đau vùng khớp cùng chậu.
Đau thắt lưng cũng có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, nằm trong bệnh cảnh của tình trạng đau căng cơ do tâm lý. Trong những trường hợp này, thường kèm đau vùng giữa lưng dọc theo vùng cơ cạnh số, phối hợp cùng thông tin khó chịu vùng bụng và các dấu chứng khác của hội chứng đại tràng kích thích. Cơn đau này không lan đến chân. 
Trong cơn đau quặn thận cấp tính thường thể hiện ở vùng hông lưng, lan ra bụng trước đến vùng bẹn cùng bên. Bệnh nhân mô tả vị trí đau có di chuyển dần từ hông xuống vùng bẹn. Trong cơn đau quặn thận, nghiệm pháp Lasèque cho kết quả âm tính. Nghiệm pháp run thận dương tính, dấu kích thích bàng quang, dấu hồng cầu niệu trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu củng cố chẩn đoán này.
Một số bệnh nhân trầm cảm có thể có triệu chứng đau lưng mạn tính. Cơn đau thường được mô tả có tính chất lan tỏa 2 bên, cảm giác căng khó chịu. Mức độ đau thay đổi theo các trạng thái tinh thần.
Nếu đau lưng lan theo khoanh bụng, xuất hiện sau đợt bệnh có ban tổn thương da, xuất hiện ở một bên cơ thể, chúng ta có thể nghĩ đến di chứng của Herpes zoster.
 

  • Mục tiêu
  • ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • Tổng quan
  • Triệu chứng và dấu hiệu
  • Đánh giá các dấu chứng
  • Bệnh sử
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng
  • Triệu chứng kèm với đau lưng
  • Các yếu tố làm tăng đau lưng
  • Yếu tố làm giảm đau lưng
  • Khám lâm sàng
  • Phân tầng nguy cơ
  • Vai trò của cận lâm sàng đối với bệnh nhân đau lưng
  • Các phương pháp điều trị đau thắt lưng
  • Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
  • Tạo sự hợp tác từ người bệnh
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)

    5456/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chế độ ăn tốt cho tim mạch

    chế độ ăn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân loại động kinh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
    phác đồ chẩn đoán điều trị chữa bệnh ung thư vú
    Video bài giảng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space