Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

3.10.1    Tình trạng cần nhập viện
Khi có 1 trong 2 tình trạng sau
•    Bệnh nhân có ói nhiều, không thể bù đắp lượng dịch mất bằng đường uống. Do vậy việc nhập viện là cần thiết để có thể được theo dõi sát và bổ sung dịch và cân bằng các yếu tố ion máu bằng đường tĩnh mạch.
•    Bệnh nhân có dấu mất hiệu gợi ý bệnh nguyên nguy hiểm đến tính mạng (xem ở mục trên). Ví dụ như xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột…
3.10.2    Các tiêu chí khác cần xem xét chỉ định điều trị tại bệnh viện
Trong y học gia đình, việc cân nhắc quyết định lâm sàng không chỉ đơn thuần dựa trên các tiêu chí về phác đồ điều trị. Người nhân viên y tế cũng cần phải cân nhắc thêm các yếu tố về mức độ nặng hiện tại và khả năng diễn tiến xấu trong tương lai, cân nhắc nguồn lực y tế hiện có tại chổ có đáp ứng được việc điều trị hay không, tham khảo ý kiến nguyện vọng của gia đình và bệnh nhân (tạo điều kiện cho người bệnh tham gia quyết định vấn đề điều trị của bản thân theo mô hình lấy bệnh nhân làm trung tâm). Sau đây là một số thông tin có thể cân nhắc trong quyết định:
•    Người lớn tuổi hoặc có nhiều bệnh phối hợp, bệnh mãn tính nặng. Người bệnh có lo lắng, sợ bệnh diễn tiến nặng.
•    Điều kiện gia đình không cho phép thực hiện tốt việc kiểm soát và điều trị tình trạng tiêu chảy tại nhà : nhà xa đơn vị y tế - bệnh viện, không người thân – người chăm sóc, liên lạc khó khăn, ...
•    Khả năng hợp tác điều trị của bệnh nhân kém: không tuân thủ thuốc, không tự uống nước, không thể theo dõi tình trạng tiêu chảy
•    Các dấu chứng gợi ý tiêu chảy do nguyên nhân bệnh thực thể: có sốt cao, có nôn ói, có chướng bụng… .
•    Có máu trong phân hoặc tình trạng thiếu máu chưa rõ nguyên nhân (Hb <11g/dl ở nam, Hb<10g/dl ở nữ)
•    Dấu hiệu vùng bụng theo dõi có thể có bệnh ngoại khoa.
•    Có dấu hiệu nghi ngờ bệnh chuyên khoa (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh Coeliac, bệnh ung thư).
•    Nguyên nhân bệnh chưa rõ ràng, chưa rõ diễn tiến và nguy cơ diễn tiến xấu.
 

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    chia sẻ quyết định điều trị

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    cam kết

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

    3705/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Một số bệnh thường gặp
    Đặt vấn đề
    Điều trị cụ thể

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space