Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Tham khảo chính: ICPC )

Đau lưng là nguyên nhân thường gặp, chiếm 5% trong tổng số những lần bệnh nhân đến khám bác sĩ gia đình. Hàng năm, có khoảng 2% dân số đến gặp bác sĩ vì đau lưng. Hơn 80% người trưởng thành đã có ít nhất một đợt đau lưng, và nhiều người đã có những đợt đau lưng lặp lại từ độ tuổi vị thành niên. Đau lưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây giới hạn vận động ở bệnh nhân <45 tuổi. Tương tự có 80%-90% người trưởng thành dưới 50 tuổi có ít nhiều các bằng chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm khi khám nghiệm tử thi.

Mặc dù chiếm tần suất cao, nhưng chứng đau lưng vẫn gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán ngoại chẩn. Thông thường, một phần có thể việc thăm khám lâm sàng thường chưa được quan tâm đánh giá cao; một phần có thể các nghiệm pháp lâm sàng khám được thường cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả cao; nhiều bệnh lý khác nhau lại có biểu hiện là đau lưng nên dấu chứng này có tính đặc hiệu thấp.

Đau lưng có nguồn gốc cơ học thường gặp nhất. Các nguyên nhân cơ học bao gồm căng cơ cấp vùng thắt lưng- xương cùng, đau lưng do tư thế, viêm thoái hóa khớp thắt lưng- xương cùng. Tất cả đều có thể được gây ra bởi các vấn đề liên quan đến gân, cơ, dây chằng, và đĩa đệm. Các nguyên nhân phổ biến khác là đau thần kinh tọa (thường kèm với thoát vị đĩa đệm), hẹp ống sống thắt lưng, đau thắt lưng mãn tính.

Các yếu tố tâm lý và xã hội cũng tham gia góp phần tăng nặng hoặc giảm nhẹ triệu chứng đau lưng. Điều này được giải thích thông qua khía cạnh chủ quan của cảm giác đau. Mức độ trầm trọng của triệu chứng ở những bệnh nhân này thường không phù hợp với các bất thường được ghi nhận trong đánh giá hình ảnh học (x quang, CT scan, MRI). Một số tác giả ghi nhận các yếu tố chủ quan, tâm lý có tương quan với nguy cơ đau lưng mạn tính.

Đa số các triệu chứng đau lưng đều không đặc hiệu và thường liên đới đến các động tác căng dãn quá mức vùng cột sống thắt lưng hoặc có liên đới đến chấn thương dây chằng và cơ cạnh sống, hoặc do viêm thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, một số cơ chế đặc hiệu gây đau lưng bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Hẹp ống sống
  • Gãy đốt sống
  • U ác tính ở cột sống
  • Khuyết cung đốt sống
  • Trượt đốt sống
  • Nhiễm trùng cột sống
  • Bệnh lý viêm nhiễm quanh cột sống và cơ
  • Đau các cơ quan liên quan đến: bệnh lý mạch máu, tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục.

  • Mục tiêu
  • ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • Tổng quan
  • Triệu chứng và dấu hiệu
  • Đánh giá các dấu chứng
  • Bệnh sử
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng
  • Triệu chứng kèm với đau lưng
  • Các yếu tố làm tăng đau lưng
  • Yếu tố làm giảm đau lưng
  • Khám lâm sàng
  • Phân tầng nguy cơ
  • Vai trò của cận lâm sàng đối với bệnh nhân đau lưng
  • Các phương pháp điều trị đau thắt lưng
  • Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
  • Tạo sự hợp tác từ người bệnh
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Vitamin D

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán phân biệt

    5169/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nghe

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhà tài trợ (Sponsor)
    Loạn dưỡng cơ tiến triển
    Tóm tắt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space