Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khám lâm sàng

(Tham khảo chính: ICPC )

3.10.1    Lâm sàng
Việc khám lâm sàng giúp cung cấp thêm thông tin, đánh giá mức độ đau và phân biệt các thể đau – nguyên nhân. Khám lâm sàng bao gồm nhìn, sờ, quan sát (bao gồm cả kiểm tra phạm vi chuyển động), và đánh giá thần kinh-cơ chuyên biệt. 
Việc khám lâm sàng nên bắt đầu với việc quan sát dáng đi của người bệnh khi bước vào phòng khám. Bản thân dáng đi đã cho phép chúng ta nhận định về mức độ nặng - ảnh hưởng của đau lưng đến sinh hoạt hằng ngày. Việc quan sát cũng bao gồm đánh giá độ cong cột sống, phạm vi chuyển động của thắt lưng bao gồm gập – duỗi – xoay trái-phải. Ấn chẩn các cơ cạnh sống, các mấu chuyển đốt sống, khớp cùng – chậu, các cơ hình lê và vị trí của xương chậu (gai chậu trước trên và gai chậu sau trên). 
Bởi vì cột sống thắt lưng tạo khớp bán động với khung xương chậu (đặc biệt là vùng cùng - chậu), nên đau xương chậu thường được mô tả như đau thắt lưng. Để đánh giá các bệnh lý và cấu trúc giải phẫu ở xương chậu, chúng ta phải xác định được vị trí gai chậu trước trên. Từ vị trí mốc giải phẫu đó, khám xác định tình trạng của khớp cùng cụt, khớp cột sống thắt lưng – chậu.
3.10.2    Đánh giá thần kinh
Thông thường, bệnh nhân có than phiền đau lưng cấp mà không có dấu chứng báo động chuyên biệt (xem thêm ở dưới), chỉ định khám chuyên khoa thần kinh thường là không cần thiết. Đối với bác sĩ gia đình, một số nghiệm pháp lâm sàng đơn giản có thể giúp đánh giá – chẩn đoán nhanh và chính xác trong phần lớn các trường hợp.
Đánh giá thần kinh nên bao gồm các nghiệm pháp như: đánh giá phản xạ gân Achilles (S1) và xương bánh chè (L2- L4 ), sức duỗi khớp cổ chân hoặc ngón chân cái ( L4- L5 ), sức gập khớp cổ chân (S1-S2) và sức cơ mặt lưng bàn chân (S1). Dấu hiệu yếu cơ xuất hiện khá trễ so với các dấu chứng khác và có thể bị che lấp bởi tình trạng đau (bệnh nhân không thực hiện được động tác vì đau chứ không phải vì yếu cơ). Nghiệm pháp nâng thẳng chân nên được thực hiện ở cả hai vị trí ngồi và nằm ngửa (nghiệm pháp Lasèque) để đánh giá sự đè ép rễ thần kinh.
Các than phiền về rối loạn cảm giác da vùng chi dưới cũng cần được đánh giá vì khá chuyên biệt cho dây thần kinh – khoanh tủy. Tùy theo vị trí tổn thương mà diện rối loạn cảm giác có thể phân bố theo kiểu khoanh tủy (ví dụ như trường hợp bị chèn ép khoanh tủy, theo kiểu đơn dây thần kinh). Chúng ta có thể đánh giá nhanh trên lâm sàng về cảm giác nông tinh tế ở vùng giữa (L4), mặt lưng (L5), và mặt bên ( S1) của bàn chân.
Đánh giá thần kinh của chi dưới cho phép phát hiện trên lâm sàng tổn thương rễ thần kinh ở các mức L4- L5 hoặc L5 -S1. Hai vị trí này chiếm tới hơn 90% của tất cả các bệnh lý rễ thần kinh thứ phát do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Trong một số trường hợp bệnh phức tạp, khám lâm sàng không đủ thông tin giúp xác định nguyên nhân. Do vậy, nếu tình trạng đau không được cải thiện sau 4-6 tuần điều trị thì bệnh nhân nên được đánh giá lại và cần tham khảo ý kiến đồng nghiệp chuyên khoa.
 

  • Mục tiêu
  • ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • Tổng quan
  • Triệu chứng và dấu hiệu
  • Đánh giá các dấu chứng
  • Bệnh sử
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng
  • Triệu chứng kèm với đau lưng
  • Các yếu tố làm tăng đau lưng
  • Yếu tố làm giảm đau lưng
  • Khám lâm sàng
  • Phân tầng nguy cơ
  • Vai trò của cận lâm sàng đối với bệnh nhân đau lưng
  • Các phương pháp điều trị đau thắt lưng
  • Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
  • Tạo sự hợp tác từ người bệnh
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chi tiết các yêu cầu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thủ thuật Epley

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chụp sau - trước

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Dị vật đường thở
    Bài tập thực hành có hướng dẫn
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space