Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng phần lớn bệnh nhân tiếp tục ghi nhận tình trạng đau lưng vẫn còn tiếp diễn ở thời điểm 12 tháng sau lần khởi phát ban đầu bất kể có can thiệp điều trị. Tuy nhiên, 90% bệnh nhân có phục hồi tốt chức năng với giảm đau sau 6 tuần.
Việc phối hợp với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đúng thời điểm là quan trọng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì có nguy cơ làm tăng tỷ lệ chuyển sang thể đau lưng mạn tính và can thiệp y khoa không phù hợp. Cụ thể bệnh nhân sẽ qui kết tình trạng đau lưng do bệnh lý thực thể nặng (vì điều trị không hết hẳn, xét nghiệm đưa ra các kết quả dương tính giả, ví dụ như chụp cột sống có gai xương, qui kết đau lưng do gai cột sống) và các khía cạnh tâm sinh lý xã hội – thói quen – công việc – vi chấn thương của đau lưng không được đánh giá đúng mức bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc tiếp cận những trường hợp này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều về sau.
5 dấu hiệu cảnh báo giúp đánh giá những trường hợp bệnh nhân có khuynh hướng chuyển sang thể đau lưng cơ năng mạn tính bao gồm [6]:
•    Tin rằng đau lưng do bệnh lý thực thể nặng đang tiến triển
•    Tin rằng đau lưng là bệnh nặng gây tàn tật- lệ thuộc về sau vì chữa không hết
•    Tin rằng tránh hoạt động, nghỉ ngơi hoàn toàn sẽ giúp phục hồi bệnh đau lưng
•    Có khuynh hướng hạn chế các hoạt động xã hội vì sợ đau lưng, lo lắng quá mức so với tình trạng bệnh
•    Cho rằng bệnh đau lưng cần phải can thiệp chuyên khoa (cần phải mổ), hoặc các điều trị kinh nghiệm từ bên ngoài hơn là sự tham gia thay đổi hành vi từ phía bản thân người bệnh (cho rằng thói quen – lối sống không quan trọng, không là nguyên nhân của đau lưng)
Theo tác giả Chris Main và cộng sự thì một số điểm cần quan tâm để tránh nguy cơ chuyển thành thể mạn tính bao gồm:
•    Khi thăm khám cần chú ý đến các khía cạnh tâm – sinh – xã hội và yếu tố phối hợp của triệu chứng đau lưng
•    Hạn chế các khảo sát – can thiệp y khoa không cần thiết (không có chỉ định rõ ràng, không có dấu báo hiệu) hoặc không phù hợp (nghĩa là chỉ định cận lâm sàng không liên đới trực tiếp đến nguyên nhân đau lưng)
•    Hạn chế cung cấp thông tin – can thiệp y khoa không thống nhất (bệnh nhân sẽ nhanh chóng nhận ra sự không thống nhất về quan điểm – đánh giá – chẩn đoán giữa các bác sĩ, đưa đến mất niềm tin về khả năng chẩn đoán đúng, chữa hết bệnh)
•    Cung cấp thông tin tư vấn – giáo dục sức khỏe để dự phòng tái phát (nhất là trong trường hợp nguyên nhân cơ học)
 

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • Tổng quan
  • Triệu chứng và dấu hiệu
  • Đánh giá các dấu chứng
  • Bệnh sử
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng
  • Triệu chứng kèm với đau lưng
  • Các yếu tố làm tăng đau lưng
  • Yếu tố làm giảm đau lưng
  • Khám lâm sàng
  • Phân tầng nguy cơ
  • Vai trò của cận lâm sàng đối với bệnh nhân đau lưng
  • Các phương pháp điều trị đau thắt lưng
  • Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
  • Tạo sự hợp tác từ người bệnh
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xuất tinh ra máu
    Thay đổi ST - T bất thường
    Tham khảo
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space