Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Đau lưng xuất hiện lần đầu tiên ở bệnh nhân < 20 tuổi hoặc > 50 tuổi, hoặc đau lưng diễn tiến kéo dài hơn 6 tuần là những tình huống gợi ý các vấn đề nghiêm trọng.
Đau lưng ở trẻ em tương đối ít gặp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện, nguyên nhân bệnh thường nghiêm trọng hơn so người trưởng thành. Do vậy cần có sự đánh giá toàn diện. Thần lớn các trường hợp, nguyên nhân chứng đau lưng ở trẻ em thường là do bong gân-tổn thương dây chằng vùng thắt lưng cùng. Tổn thương bong gân-dây chằng thường liên quan trực tiếp đến các hoạt động thể thao. Bong gân vùng lưng là thứ phát sau chấn thương (như tổn thương trong tai nạn xe hoặc trong quá trình rèn luyện thể thao) hoặc dùng lực quá sức (khiêng vác vật nặng, cúi khom sai tư thế). Ngoài ra, các động tác duỗi ưỡn quá mức vùng cột sống cũng gây tổn thương dây chằng mặc dù lực tác động không quá mạnh (tập yoga, thể dục nhịp điệu, vật lý trị liệu quá mức).
Đau vùng lưng - ngực và gù cột sống ở thanh thiếu niên thường được gây ra bởi bệnh Scheuermann, một bệnh lý liên quan đến chấn thương lặp đi lặp lại, trong đó nhân đệm của đĩa sụn gian đốt sống thoát vị ra ngoài gây chèn ép vùng tủy sống hoặc dây thần kinh tương ứng. 
Bởi vì đau thắt lưng có thể là biểu hiện cảnh báo tình trạng bệnh nặng ở trẻ em, nên việc khai thác bệnh sử và khám thực thể cần được thực hiện một cách cẩn thận. Nhiễm trùng nên được cân nhắc trong chẩn đoán, đặc biệt là ở người nghi ngờ dùng thuốc đường tĩnh mạch. 
Trượt đốt sống thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng L3-4-5, S1-2 nơi gánh chịu hầu hết các lực của cột sống, mà đây còn là bộ phận dễ di chuyển nhất của cột sống. Hậu quả của trượt đốt sống là có sự di lệch đốt sống về phía trước, gây hẹp ống sống, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh liên quan. Trượt đốt sống thường xảy ra ở thanh thiếu niên hơn ở so với trẻ em do liên quan đến hoạt động thể thao, tập aerobic. Đối với người trưởng thành, động tác khiêng vác vật nặng quá sức trở thành nguyên nhân chính gây trượt đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Đau thường xuất hiện ngay sau khi có hoạt động vận lực quá sức. Tổn thương có thể ghi nhận rõ ràng trên phim chụp CT scan hoặc MRI; trong khi đó hình ảnh trên X quang đơn thuần có thể không phát hiện nếu tổn thương vùng bao khớp- dây chằng hoặc đốt sống di lệch chưa quá nhiều.
Triệu chứng đau lưng thường gặp nhất ở bệnh nhân từ 20 - 50 tuổi nếu thống kê chung cho tất cả nguyên nhân. Triệu chứng này thường xảy ra ở những đối tượng lao động nặng như công nhân và nông dân. Ở người trẻ tuổi không có yếu tố nguy cơ về chấn thương nhưng lại có than phiền đau lưng kéo dài, bệnh lý viêm không do vi khuẩn, chẳng hạn như hội chứng Reiter và viêm cột sống dính khớp cần được xem xét tìm kiếm. Điểm quan trọng là cần khai thác bệnh sử và các dấu chứng của tình trạng viêm hệ thống, để có thể tổng hợp thành hội chứng viêm đa màng như trong hội chứng Reiter (ví dụ: viêm mống mắt, viêm họng, viêm niệu đạo, viêm khớp). Ngay cả khi bệnh nhân có bằng chứng trượt đốt sống, bác sĩ cũng cần phải loại trừ nguyên nhân viêm có thể gây đau lưng phối hợp. Đau lưng do tư thế thường gặp hơn ở những bệnh nhân mang thai nhiều lần, những người thể trạng béo phì, hoặc người có có lao động nặng thường là nguyên nhân gây đau lưng cơ năng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở người trẻ tuổi nhưng tần suất bệnh tương đối hiếm gặp.
Cũng ở nhóm tuổi 25 - 50, số trường hợp đau lưng do bệnh lý đĩa đệm tăng dần theo tuổi. Bệnh lý đĩa đệm thường gặp hơn ở nam giới, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, dấu hiệu đau lưng là khá phổ biến nhưng thường không phải là than phiền duy nhất. Do vậy, khi người bệnh >50 tuổi đến với than phiền duy nhất là đau lưng thì cần phải xem xét bệnh lý nghiêm trọng như hẹp ống sống, kèm hoặc không kèm tổn thương chèn ép thần kinh liên quan; mặc dù rằng nguyên nhân đau lưng phổ biến nhất ở nhóm đối tượng này là thoái hóa cột sống thắt lưng - cùng. 
Một cách khái quát chung, có thể nhận định rằng mỗi người đều có ít nhiều tình trạng thoái hóa khớp ở vùng thắt lưng. Khi bệnh diễn tiến đến một mức độ nhất định, triệu chứng đau lưng mới xuất hiện một cách nguyên phát hoặc có thể thứ phát sau một chấn thương nhẹ. Nếu trường hợp người bệnh không có bệnh sử liên quan trước đó, tình trạng đau lưng trên bệnh nhân >50 tuổi cần phải một cách cẩn thận để tránh bỏ sót các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư và đa u tủy.
 

  • Mục tiêu
  • ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • Tổng quan
  • Triệu chứng và dấu hiệu
  • Đánh giá các dấu chứng
  • Bệnh sử
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng
  • Triệu chứng kèm với đau lưng
  • Các yếu tố làm tăng đau lưng
  • Yếu tố làm giảm đau lưng
  • Khám lâm sàng
  • Phân tầng nguy cơ
  • Vai trò của cận lâm sàng đối với bệnh nhân đau lưng
  • Các phương pháp điều trị đau thắt lưng
  • Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
  • Tạo sự hợp tác từ người bệnh
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    nghiên cứu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    nguyên lý chung

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nốt ác tính

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chăm sóc dự phòng và tầm soát cho cá nhân và gia đình
    Tình trạng của người bệnh cần chuyển tuyến
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space