- Định nghĩa
Ngừng tim ngừng thở là tình trạng lâm sàng được nhận định khi có rối loạn tri giác, không đánh giá được mạch – huyết áp bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm.
- Các chữ viết tắt
M: Mạch
HA: Huyết áp
TTM: Truyền tĩnh mạch
BV: Bệnh viện
NB: Người bệnh
TM: Tiêm tĩnh mạch
- Quy trình cấp cứu ngưng tim ngưng thở cơ bản ở người lớn
Thở không bình thường, có mạch
|
Lay gọi người bệnh không đáp ứng
|
Không thở hoặc chỉ thở hổn hển, không có mạch
|
Gọi to nhiều người giúp
Kích hoạt báo động đỏ trong phòng khám
Chuẩn bị máy sốc tim
|
Kiểm tra nhịp Kiểm tra nhịp thở: không thở hay thở hổn hển
Sờ được mạch cảnh hoặc mạch bẹn trong vòng 10 giây?
|
Thổi ngạt hoặc giúp thở qua mask 1 lần 5 - 6 giây hoặc 10 - 12 lần/phút
Kiểm tra mạch mỗi 2 phút
Nếu mất mạch: ấn tim và thổi ngạt
|
Theo dõi M, HA, NT, SpO2
Lập đường TTM
Tìm nguyên nhân
|
Bắt đầu các chu kỳ 30 lần ấn tim và 2 lần thổi ngạt
Theo dõi điện tim
Lập đường TTM
Gọi BV 115 / BV Hùng Vương nếu bệnh nhân là sản phụ
|
Sốc điện
Ấn tim, giúp thở trong 2 phút
Kiểm tra nhịp tim
Tiếp tục cho đến khi NB bắt đầu cử động
|
Tiếp tục ấn tim, giúp thở trong 2 phút
Kiểm tra nhịp tim
Adrenalin 1mg mỗi 3 - 5 phút
Tiếp tục cho đến khi NB bắt đầu cử động
|
Kiểm tra nhịp tim
Nhịp có thể sốc điện?
|
- Ghi chú
- Khi không bắt được mạch: cần ấn tim trước khi thổi ngạt.
Duy trì tốc độ ấn tim 100 - 120 lần/phút
Ấn sâu lồng ngực 4 - 5 cm nhưng không quá 6 cm
Để cho lồng ngực nhô lên hoàn toàn giữa 2 lần ấn tim
Giảm tối thiểu tần suất và thời gian ngừng ấn tim
- Thông đường thở trước khi thổi ngạt
Mở miệng lấy dị vật nếu có
Thao tác ngửa cổ nâng cằm để thông đường thở
Thao tác nâng hàm không ngửa đầu nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ
- Có chỉ định sốc tim: rung thất, nhanh thất mất mạch
Không có chỉ định sốc tim: vô tâm thu (sóng điện tim là đường thẳng) hoặc hoạt động điện vô mạch (có điện tim nhưng không có mạch trung tâm)
|