Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


DỨT SỮA – THỨC ĂN NHÂN TẠO

(Tham khảo chính: Bài giảng nhi khoa)

MỤC TIÊU:

  1. Nêu được 5 nguyên tắc dứt sữa.
  2. Kể được 4 nhóm thức ăn của chế độ ăn dặm.
  3. Trình bày cách sử dụng các chất đạm, bột, dầu rau và trái cây khi bắt đầu tập ăn.
  4. Mô tả biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trong thời kỳ trẻ ăn dặm.

NỘI DUNG

  1. NGUYÊN TẮC DỨT SỮA

Sữa mẹ tuy rất quý về chất lượng, rất thích hợp với sự tiêu hóa của trẻ, nhưng từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ không còn đủ các chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Do đó ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn thêm các thức ăn của người lớn.

  • Tập cho trẻ ăn sớm từ tháng thứ 4, không chờ đến tháng thứ 6 vì trẻ chưa có ý thức lựa chọn.
  • Khởi đầu ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc dần, từ mềm đến cứng…
  • Tập cho trẻ ăn được mọi thức ăn của người lớn.
  • Chú ý thay đổi món ăn, màu sắc, chế biến hợp khẩu vị để trẻ thèm ăn… Hàng ngày nên đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, không cần nhiều nhưng ngày nào cũng có.
  • Cùng thức ăn bổ xung giảm dần số lần bú của trẻ trong ngày cho đến lúc dứt sữa hẳn 18-24 tháng tùy theo khả năng tiết sữa của mẹ.
  1. THỨC ĂN HỖN HỢP

Thức ăn được chia làm 4 nhóm: nhóm bột, nhóm đạm, nhóm sinh tố, nhóm dầu mỡ.

Bột:

  • Tập cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 4 ( đến tuổi này trẻ có đủ Amylase để tiêu hóa chất bột ).
  • Chén bột đầu tiên của trẻ ở tháng thứ 4 phải loãng 5%, nêm vị mặn.

( Hai muỗng cà phê bột + 200ml nước + nước mắm, nước tương, nước thịt…) để trẻ tập làm quen với vị mặn. Cho ăn 1 lần trong ngày có thể pha bột với nước rau, sữa bò, sữa đậu nành …

  • Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 mỗi ngày cho trẻ ăn 2 chén bột đặc như hồ 10% có đủ 4 chất: bột, đạm, dầu, rau (4 muỗng cà phê bột +200ml nước)
  • Từ tháng thứ 10-12:bột 10% mỗi ngày 3 chén, có đủ 4 nhóm thức ăn.
  • Từ 1 – 2 tuổi: nên thay bột bằng cháo đặc, mỗi ngày 4 chén.
  • Trên 2 tuổi nên thay cháo bằng cơm, ngày ăn 4 chén, chia làm nhiều bữa.

Đạm:

  • Trẻ cần đạm động vật (thịt, trứng, cá, tôm, cua) và thực vật (các loại đậu).
  • Tập cho trẻ ăn thịt, trứng, cá…từ tháng thứ 6. Số lượng tăng dần theo tuổi. Trong mỗi chén bột cho 1-2 muỗng cà phê thịt nghiền, hay 10-20g trong mỗi chén cháo đặc hoặc cơm. Mỗi ngày trẻ cần từ 20-40g đạm.
  • Khi dứt sữa mẹ, tránh tình trạng ăn thiếu đạm dư chất bột trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể phù.

Sinh tố:

* Trái cây: từ tháng thứ 3 tập cho trẻ ăn dưới dạng nước trái cây (nước cam, chanh, cà chua…) mỗi ngày từ 1-2 muỗng cafe. Tháng thứ 6 cho trẻ ăn trái cây nghiền.

* Rau: từ tháng thứ 4 cho trẻ uống nước rau, tháng thứ 6 cho trẻ ăn rau luộc (nghiền nhỏ). Trên 1 tuổi cho ăn rau xào, rau nấu canh.

Dầu mỡ

  • Dầu mỡ là nguồn năng lượng chính, nếu thiếu năng lượng nhiều trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Ngoài ra dầu mỡ còn làm cho chén bột mềm không quá khô, trẻ dễ ăn.
  • Trong mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ nên cho 1 muỗng cà phê dầu hoặc mỡ nước.
  • Mỗi ngày phải cho trẻ tối thiểu từ 10 – 20g chất béo.
  1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ ĂN DẶM:
  • Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cách cân, đo chiều cao và theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng.
  • Tổ chức các lớp tập huấn cho bà mẹ biết cách sử dụng những thức ăn có sẵn tại địa phương. Dùng các phương tiện thông tin truyền thanh, truyền hình, đoàn, hội phụ nữ,… để thực hiện tuyên truyền các nội dung trên.
  • Khuyến khích các gia đình trồng cây ăn trái để cung cấp thêm trái cây tươi cho trẻ ăn dặm.
  • Khi cho ăn dặm mỗi lần nên tập cho trẻ thêm 1 loại thức ăn lạ mà thôi.
  • Tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và nên cho trẻ ăn bằng muỗng.
  • Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm.
  • .rTable { display: table; width: 100%;}.rTableRow { display: table-row; }.rTableHeading { background-color: #ddd; display: table-header-group; }.rTableCell, .rTableHead { display: table-cell; padding: 3px 10px; border: 1px solid #999999; }.rTableHeading { display: table-header-group; background-color: #ddd; font-weight: bold; }.rTableFoot { display: table-footer-group; font-weight: bold; background-color: #ddd; }.rTableBody { display: table-row-group; }

  • CHẤT DINH DƯỠNG VI LƯỢNG
  • SUY GIÁP TRẺ EM (Hypothyroidie congénitale - Congenital hypothyroidism)
  • SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
  • viêm phổi trẻ em
  • VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP
  • DỨT SỮA – THỨC ĂN NHÂN TẠO
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ DINH DƯỠNG
  • DINH DƯỠNG TRẺ EM
  • NHU CẦU NĂNG LƯỢNG KHẨU PHẦN ĂN HỢP LÝ
  • GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỰC PHẨM
  • BỆNH SUY DINH DƯỠNG
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT
  • VIÊM THANH THIỆT CẤP & VIÊM THANH QUẢN HẠ THANH MÔN
  • SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM
  • bệnh lý cầu thận ở trẻ em
  • Xếp loại thiếu máu
  • Thiếu Máu Tán Huyết
  • VÀNG DA SƠ SINH
  • Đặc điểm cơ quan tạo máu
  • ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA TRẺ EM
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chăm sóc ban đầu, tổng quát, toàn diện

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc bảo vệ niêm mạc

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đạo đức y sinh học (Bioethics)
    Vai trò của antihistamin trong điều trị ngứa
    Theo dõi sau chọc hút
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space