Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP

(Tham khảo chính: Phác đồ BV Bình Dân)

          1. Chẩn đoán

          Triệu chứng lâm sàng

          Tổng phân tích nước tiểu: hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu

          Soi tươi nước tiểu hiện diện tế bào mủ ( > 5 BC / QT40)

          Cấy nước tiểu ≥ 105 khúm vi khuẩn / ml

          1. Phân loại

          Viêm bàng quang cấp đơn thuần (nhiễm khuẩn lần đầu)

          Viêm bàng quang tái phát

          Viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai

          Viêm bàng quang không triệu chứng

          1. Xử trí

          3.1. Viêm bàng quang cấp đơn thuần: vi khuẩn phân lập được chủ yếu là E.coli (75–95%). Trong cộng đồng, việc điều trị kháng sinh có thể dựa vào lâm sàng, theo kinh nghiệm mà không bắt buộc phải có kết quả cấy nước tiểu.

          Các thuốc thường dùng: Nitrofurantoin, trimetoprim-sulfamethoxazol (TMP-SMX), nhóm bata-lactamin, nhóm aminoglycosid và nhóm quinolone.

          Riêng ampicillin và amoxicillin không khuyến cáo sử dụng đơn độc do tỉ lệ E.coli đề kháng cao (40% - 80%).

          Thuốc kháng sinh và liều sử dụng:

          • Dùng liều duy nhất:

          Pefloxacin liều duy nhất: 400mg 2 viên x 1 lần uống hoặc

          Gatifloxacin 400mg 1 viên x 1 lần uống hoặc

          Fosfomycin 3gr 1gói x 1 lần uống.

          • Dùng thuốc 3 ngày:

          TMP-SMX 800/160mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Ciprofloxacin 500mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Ofloxacin 200mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Pefloxacin 400mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Norfloxacin 40mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Levofloxacin 250mg 1 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Cefixime 400mg 1 viên x 1 lần/ngày x 3 ngày hoặc

          Cefpodoxim 100mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày.

          • Dùng 5 – 7 ngày:

          Cefuroxim 250mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

          Amoxicillin-Acid Clavulanic 625mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

          Ampicillin – sulbactam 375mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày hoặc

          Nitrofurantoin 100mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5 – 7  ngày.

                Mặc dù Quinolone là nhóm kháng sinh rất hữu hiệu trong viêm bàng quang cấp, nhưng nên để dành nhóm này cho những nhiễm khuẩn trầm trọng hơn là viêm bàng quang cấp.

                Để theo dõi đáp ứng sau điều trị cần xét nghiệm nước tiểu sau điều trị đánh giá sự cải thiện so với nước tiểu trước điều trị.

          • Viêm bàng quang tái phát

               Khoảng 50% phụ nữ bị nhiễm khuẩn lần 2 trong 1 năm, đợt nhiễm khuẩn cấp nên được điều trị bằng phát đồ 3 ngày hoặc 5-7 ngày. Sau khi điều trị khỏi các đợt viêm cấp, cần cấy lại nước tiểu để chắc chắn là hết khuẩn niệu.

               Ở phụ nữ có từ 3 đợt nhiễm khuẩn mỗi năm, xác định xem có lên hệ với giao hợp không, cần dùng kháng sinh phòng ngừa sau mỗi lần quan hệ tình dục hoặc dùng kháng sinh phòng ngừa liên tục nếu các biện pháp phòng ngừa khác không hiệu quả.

                Kháng sinh phòng ngừa có thể lựa chọn một trong các loại kháng sinh trên nhưng nên giảm nửa liều điều trị, và dùng 1 lần/ngày.

           

          SƠ ĐỒ TIẾP CẬN BỆNH NHÂN VIÊM BÀNG QUANG TÁI PHÁT

           


           

           

          • Viêm bàng quang cấp ở phụ nữ mang thai

          E.coli  vẫn là vi khuẩn thường gặp.

          Cần điều trị ngay tình trạng viêm bàng quang cấp ở phụ nữ mang thai để phòng ngừa vi khuẩn đi ngược lên thận.

          Cần lựa chọn kháng sinh sao cho nhạy với vi khuẩn và phải đảm bảo an toàn trong thời gian mang thai.

          Tránh dùng nhóm floroquinolone và TMP-SMX.

          Cần dùng kháng sinh theo kinh nghiệm trước khi có kết quả cấy nước tiểu và kháng sinh đồ. Nếu kết quả cấy nước tiểu là vi khuẩn kháng với kháng sinh đã lựa chọn, cần thay kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

          Nếu kết quả cấy nước tiểu âm tính, có thể dùng tiếp kháng sinh ban đầu. Nếu chỉ còn khuẩn niệu không triệu chứng cần đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.

          • Khuẩn niệu không triệu chứng

                Chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

          • Bệnh nhân chuẩn có bị can thiệp đường tiết niệu sinh dục.
          • Bệnh nhân sau ghép thận trong vòng 6 tháng đầu.
          • Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết không tốt hoặc có biến chứng suy thận.
          • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch
          • Phụ nữ mang thai.

          Có thể lựa chọn 1 trong các kháng sinh dùng cho viêm bàng quang cấp đơn thuần nhưng với thời gian điều trị từ 7 – 14 ngày.

  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP
  • PHÌNH GIÁP
  • HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀO TINH - TINH HOÀN
  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIỂU MÁU
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BÍ TIỂU CẤP
  • HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU QUẶN THẬN
  • CƯỜNG GIÁP
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM BÀNG QUANG CẤP
  • HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
  • SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
  • PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
  • PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân độ killip trong nhồi máu cơ tim cấp

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng dẫn sử dụng các thuốc (dmards)

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật về thần kinh, tâm thần

    359/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    phần 1
    Các chuyên ngành trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
    Mục đích sàng lọc trước sinh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space