Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


5- Dậy thì - thiếu niên

(Tham khảo chính: Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm )

(trẻ trai: 13 – 16 tuổi; trẻ gái: 11 – 13 tuổi)

1.1.1        Đặc điểm sinh lý:

Đây là giai đoạn quan trọng về mặt tăng trưởng sinh học đặc trưng bởi sự phát triển thể chất rất nhanh về cân nặng và chiều cao, phát triển bộ phận sinh dục. Trẻ bắt đầu chuẩn bị vào thời kỳ người lớn.

Đa số trẻ gái và một số trẻ trai dậy thì lúc 10 tuổi, sớm hơn so với quan niệm trước đậy của xã hội về thời kỳ dậy thì.

Hoạt động nội tiết, sinh dục chiếm ưu thế. Các cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động và cung cấp nội tiết tố sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn). Dưới tác động của nội tiết sinh dục, cơ thể phát triển các cơ quan sinh dục thứ phát: bộ phận sinh dục ngoài, lông vệ, tuyến vú...

·                Ở nữ bắt đầu có dịch âm đạo, tử cung to ra gấp 5 lần, buồng trứng to gấp đôi, có kinh hàng tháng, lúc đầu không đều, số lượng ít, có thể kèm theo đau bụng, sau 1 vài năm dần dần và ổn định.

·                Ở nam dương vật và bìu dài ra, thâm đen, phủ đầy lông lúc đầu tại chỗ, sau 1-2 năm lan lên cả phần dưới bụng, tinh dịch xuất hiện, có khi xuất hiện nhiều trong đêm làm cho trẻ lo ngại. Cùng với thay đổi về sinh dục, trẻ có thay đổi giọng nói và mọc râu.

Các tuyến nội tiết tăng hoạt động làm trẻ tăng trưởng rất nhanh, trẻ tăng chiều cao, tăng khối lượng cơ, xương. Tim tăng gấp đôi khối lượng; dung tích sống tăng gấp đôi...để cuối cùng trẻ đạt kích thước như người lớn.

Cân nặng phụ thuộc vào chế độ ăn, chế độ sinh hoạt (lao động, thể thao..). Lớp mỡ dưới da, các bắp thịt, khối lượng máu, các phủ tạng (tim, phổi thận) cũng phát triển mạnh làm cho trẻ có dáng hình biến đổi: vai rộng, ngực nở ở nam, vú và mông to ở nữ.

 

1.1.2        Đặc điểm bệnh lý:

Là lứa tuổi có nguy cơ cao đối với một số vấn đề nhi xã hội như: thai hoang, tự tử, nghiện hút, bệnh lây qua đường tình dục và tai nạn.

1.1.3        Về tâm lý:

Có nhiều xáo trộn trẻ luôn trong tâm trạng lo âu, sợ hãi về các biến đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục và để đối phó, trẻ có thể nhịn ăn, giảm bớt giờ ngủ (sợ mập), băng chặt 2 vú ở nữ, cạo râu ở nam. Có nhu cầu được khám sức khoẻ, vì những lần đau bụng khi có kinh ở trẻ gái hoặc xuất tinh về đêm ở trẻ trai.

1.1.4        Phòng ngừa:

Cần tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này.

Tạo không khí tin tưởng và an tâm trong gia đình, cha mẹ thực sự là người bạn già cho con cái để hướng dẫn và giải quyết thất bại, nghịch cảnh cho các em.

Giáo dục giới tính, các biện pháp tránh thai.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • 1 -Bào thai
  • 2- Sơ sinh
  • 3- Nhũ nhi
  • 4- Trẻ nhỏ
  • 5- Dậy thì - thiếu niên
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dị ứng do côn trùng đốt

    3942/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    1384/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh lý phổi mạn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhìn từ khía cạnh chuyên môn
    Chẩn đoán H.Pylori
    Tổng quan
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space