Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân biệt các loại dụng cụ tử cung

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Phân biệt các loại dụng cụ tử cung

2.1 Phân loại theo hình dạng

- DCTC (vòng kín): vòng Dana...

- DCTC hở (vòng hở): TCu380A (vòng chữ T), Multiload (vòng xương cá)...

2.2 Phân loại theo cấu trúc

2.2.1 DCTC không có hoạt chất: thế hệ đầu tiên của DCTC, có cấu tạo bằng polyethylen (Dana, Lippes...).

2.2.2 DCTC có đồng (vòng TCu):

Xuất hiện vào giữa những năm 70, có nhiều dạng khác nhau:

- Đặt DCTC này ít gây đau hơn, ít gây khó chịu hơn nhưng tỉ lệ rơi DCTC cao hơn so với loại DCTC không có hoạt chất.

- DCTC loại TCu 380A, hạn dùng 10 - 12 năm.

- Vòng Nova T có dây kim loại là hỗn hợp của đồng và bạc có thời gian tác dụng trong 5 năm.

2.2.3 Dụng cụ tử cung chứa nội tiết

- DCTC có chứa progestatin. Vòng Progestasert có hình chữ T, thân chữ T là nơi chứa progesteron, hormon này giải phóng từ từ phát huy tác dụng tránh thai. Vòng này có tác dụng trong 5 năm. DCTC loại này làm cho lượng máu kinh ít đi, đôi khi gây ra chảy máu giữa kỳ kinh.

- Vòng Mirena chứa Levonorgestrel có tác dụng trong 5 năm, điều trị chứng rong kinh rong huyết, đau bụng kinh, đau vùng chậu...

- Hiện nay DCTC phổ biến là vòng TCu380A (thời gian sử dụng là 10 - 12 năm), vòng Multiload 375 (5 năm) và vòng Multiload 250 (3 năm).

 

Các loại vòng tránh thai: Vòng tránh thai nội tiết (Vòng Mirena); vòng tránh thai chứa đồng (vòng chữ T, vòng Multiload)

2.3 Cơ chế tác dụng của dụng cụ tử cung

Cơ chế tác dụng chính của DCTC là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về sinh hóa tế bào nội mạc và tạo điều kiện  không thuận lợi để trứng thụ tinh và làm tổ.

2.3.1 Đối với DCTC chứa đồng:

- Hiệu quả ngừa thai của vòng tăng lên do đồng được phóng thích liên tục vào buồng tử cung, làm tăng phản ứng viêm và có thể gây co cơ tử cung nên ngăn chặn sự làm tổ của trứng.

- Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá của chất nhầy cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng.

- Đồng làm thay đổi niêm mạc tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của trứng thụ tinh.

2.3.2 Đối với DCTC chứa nội tiết (progesterone):

- Progesterone ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ  progesterone cao so với estrogen, tạo điều kiện không thuận lợi cho trứng thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung.

- Có thể gây ra ức chế rụng trứng.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Mục đích sử dụng dụng cụ tử cung
  • Phân biệt các loại dụng cụ tử cung
  • Thực hiện đặt dụng cụ tử cung
  • Tư vấn khách hàng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kiểm soát đau

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mở đầu
    Câu hỏi
    tài liệu hướng dẫn thực hành truyền thông, đánh giá nguy cơ và quản lý bệnh không lây nhiễm dành cho cộng đồng
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space