Với việc nhanh chóng xác định được thể lâm sàng đặc thù của bệnh nhân, chúng ta có thể dễ dàng đi đến các chẩn đoán nguyên nhân tương ứng. Một điểm cũng cần lưu ý rằng có thể có phối hợp cùng lúc nhiều nguyên nhân gây run, nhiều thể lâm sàng của run, đặc biệt là đối với bệnh nhân là người cao tuổi.
Bảng 3.1: Một số bệnh gây run thường gặp1
Bệnh
|
Mô tả
|
Run vô căn
|
Xuất hiện run tư thế và cử động của cẳng tay hoặc cánh tay, đều hai bên (tần số 4-6 nhịp/giây), hoặc kèm theo run vùng đầu đơn độc không có bằng chứng rối loạn trương lực cơ. Không có dấu chứng thần kinh hoặc tiền căn xuất hiện run sau chấn thương – tổn thương não.
|
Run sinh lý
|
Là thể tăng nặng triệu chứng run sinh lý, tần số 10-12 nhịp/giây, thường có nguyên nhân cụ thể
|
Bệnh Parkinson
|
Phối hợp giữa run khi nghỉ và run khi cử động; đôi khi chỉ xuất hiện ở dạng run khi cử động. Run tại chân xuất hiện nhiều hơn ở bệnh này so với bệnh run vô căn; thường không có run vùng đầu, tần số 4-6 nhịp/giây
|
Run tư thế
|
Run tư thế vùng thân hoặc run chân khi đứng; có thể xuất hiện run vùng tay, mất đi khi đi. Tần số run cao 14-18 nhịp/giây, xuất hiện tương đồng ở các nhóm cơ cùng bên và đối bên
|
Bệnh lý tiểu não
|
Run vùng thân, run chủ ý hoặc kèm theo run khi cử động, tần số thấp 3-4 nhịp/giây, thường kèm theo thất điều và rối loạn động tác tư thế không gian.
|
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
|
Đa dạng về tần số và đặc điểm, thường là run vùng thân, run cử động tại vùng cơ thể bị bệnh. Các dấu chứng thần kinh ngoại biên khác có thể ghi nhận.
|
Bệnh lý trung não
|
Có thể phối hợp nhiều thể: khi nghỉ, tư thế, chủ ý với tần số từ 2-5 nhịp/giây, có thể biểu hiện kèm theo các dấu chứng tổn thương tiểu não và nhân não.
|
RJ, E. (2000). Diagnostic criteria for essential tremor and differential diagnosis. Neurology. 54: S2.2
|
|