Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Run khi cử động

(Tham khảo chính: ICPC )

1. Run vô căn

Đây là thể bệnh thần kinh thường gặp nhất đối với thể lâm sàng run khi cử động mặc dù bệnh có thể phối hợp với các nguyên nhân khác gây biểu hiện run khi giữ tư thế tại vị trí nhất định. Đặc điểm run của bệnh rất không đồng nhất, có thể trở nặng và phối hợp với các thể bệnh khác5.

Về mặt lâm sàng, bệnh có thể biểu hiện ở dạng run tần số cao biên độ thấp tại vùng tay đến các dạng lâm sàng với biểu hiện run tần số thấp biên độ cao của vùng cơ giữ tư thế cơ thể. Thông thường thì bệnh gây khó khăn trong cử động tay – chân; ngoài ra bệnh vẫn có thể gây run vùng đầu, cổ, cằm, thân người và đôi khi cả giọng nói.

Tần xuất mắc bệnh trong quần thể ghi nhận bởi các nghiên cứu trên thế giới là vào khoảng 5%6,7. Tần suất mắc bệnh tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá. Tần suất bệnh tăng dần theo tuổi; do vậy có thể ghi nhận bệnh run vô căn gặp chủ yếu ở nhóm quần thể bệnh nhân cao tuổi. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể được ghi nhận ở người trẻ tuổi; nhất là khi người bệnh có các yếu tố gia đình liên quan vì bệnh được xem là có liên quan đến rối loạn về gen8,9.

Run vô căn nguyên phát xuất hiện độc lập với bệnh Parkinson. Điều này đồng nghĩa với khả năng có những trường hợp người bệnh có bệnh phối hợp của cả 2 nguyên nhân này, gây ra thể lâm sàng phức hợp vừa phối hợp run khi nghỉ và run khi cử động, đặc biệt là đối với quần thể người cao tuổi5.

Bảng: Tiêu chí chẩn đoán bệnh run vô căn10

Tiêu chí chính

Tiêu chuẩn phụ

Run khi cử động ở hai bên cơ thể, xuất hiện tại cánh tay, cẳng tay (không có run khi nghỉ)

Kéo dài > 3 năm

Không có dấu thần kinh khác, ngoại trừ dấu hiệu bánh xe răng cưa

Có thể có tiền căn gia đình

Có thể có run vùng đầu đơn độc không kèm theo dấu hiệu rối loạn trương lực cơ

Đáp ứng giảm triệu chứng với rượu

Bain P, Brin M, Deuschl G, et al. Criteria for the diagnosis of essential tremor. Neurology 2000; 54(11 Suppl 4):S7

 

Đặc điểm run chủ yếu xuất hiện ở chi trên, nhìn thấy rõ khi yêu cầu làm nghiệm pháp di chuyển cánh tay trong không gian hoặc đến một vị trí cố định trong không gian (ngón tay trỏ mũi). Nếu trong trường hợp có xuất hiện run tăng lên khi đến gần vị trí đích (nhất là khi làm nghiệm pháp với đích di chuyển liên tục) thì vấn đề về rối loạn tiền đình – tiểu não cần đặt ra vì đặc điểm này không đặc hiệu cho thể run vô căn.

Run tại chân không thường gặp trong bệnh run vô căn. Nếu run xuất hiện ở vùng đầu thì sẽ có dấu chứng gật gù (“yes-yes” sign trong run theo chiều dọc) hoặc dấu lắc đầu (“no-no” sign trong run theo chiều ngang). Hiếm có trường hợp run đầu theo kiểu xoay tròn11. Nếu nó có xuất hiện thì chẩn đoán rối loạn trương lực cơ vùng cổ, gây những động tác co thắt liên tục làm cổ xoay tròn giả run12.

Như tên gọi run vô căn, bệnh này chỉ có triệu chứng thần kinh duy nhất là run. Tuy vậy, trong các trường hợp bệnh nặng, chúng ta có thể ghi nhận rối loạn thăng bằng và các dấu tiểu não. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có run vô căn có tình trạng giảm trí nhớ, giảm các chức năng của thùy trán so với nhóm chứng sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi13-16. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy run vô căn tương quan thuận với bệnh lãng trí – mất trí13,17.

Trong bệnh run vô căn có thể phối hợp với các nguyên nhân làm tăng run sinh lý (run khi duy trì tư thế) như lo lắng, sử dụng chất kích thích làm cho bệnh cảnh lâm sàng trở nên phức tạp, phối hợp nhiều thể run khác nhau. Thông thường thì sử dụng lượng vừa phải rượu có thể làm giảm triệu chứng run vô căn; nhưng sử dụng caffein lại làm cho run nặng thêm, đây chính là điểm khác biệt so với run sinh lý12.

2. Run khi viết nguyên phát

Các trường hợp bệnh này có ghi nhận run tay khi viết nhưng lại không có run trong các hoạt động chủ ý khác, gợi ý chẩn đoán run khi viết nguyên phát18. Cơ chế bệnh sinh của run vẫn còn chưa hiểu rõ19. Biểu hiện của run giới hạn tại vùng tay, chỉ xuất hiện khi cần tập trung làm một việc cụ thể, kèm co cứng cơ, đáp ứng kém với thuốc propranolol và đôi khi đáp ứng với thuốc kháng cholinergic. Các đặc điểm này giống với nhóm bệnh rối loạn trương lực cơ hơn là bệnh run vô căn12. Mặc dù vậy, các tác giả vẫn xem nó là một thể bệnh của run vô căn18,19.

3. Run tư thế

Run tư thế gặp ở vùng chân và thân cơ thể, xuất hiện chủ yếu ở tư thế đứng. Run có thể xuất hiện ở tần số cao và thấp20,21; mối tương quan của bệnh với cơ chế bệnh sinh của run vô căn còn chưa rõ ràng12. Run tư thế chỉ đáp ứng tốt với điều trị bằng clonazepam nhưng không thường xuyên12.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tình huống lâm sàng
  • Tóm tắt - Phân tích
  • Khái niệm
  • Phân nhóm rối loạn cử động cơ
  • Phân loại các thể lâm sàng
  • Run khi nghỉ
  • Video run nghi nghỉ
  • Run khi đến gần vị trí chính xác
  • video Run khi duy trì tư thế nhất định
  • Run khi duy trì tư thế nhất định
  • video run khi duy trì từ thế nhất định
  • Run khi cử động
  • video run khi cử động
  • video run khi đến gần vị trí chính xác
  • Chẩn đoán bệnh theo thể lâm sàng
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Bệnh sử và chẩn đoán
  • Khám lâm sàng
  • Khảo sát cận lâm sàng
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm HPV định týp từng phần.

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sơ đồ hướng dẫn quy trình chẩn đoán bệnh lao phổi trẻ em

    4263/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đối tượng và phương pháp

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    So sánh với hằng số
    Đặt vấn đề
    thực hành tổng hợp thêm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space