Là tình trạng run xuất hiện khi giữ tư thế của một phần cơ thể hoặc tay – chân tại một vị trí nhất định trong không gian chống lại trọng lực. Cơ chế của thể run này là do sự mất đồng vận phối hợp giữa 2 nhóm cơ co và duỗi, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng lực đối trọng và gây run.
Đặc điểm của thể run này là có tần số run khá cao từ 10-12 nhịp/giây và biên độ thấp. Tình trạng run này sẽ nặng lên trong các tình huống có stress, căng thẳng, rối loạn mất ngủ, sử dụng các loại thuốc kích thích, rối loạn cường giao cảm, công việc cần sự tập trung cao ... Cơ chế của thể run này là tình trạng tăng nặng của run sinh lý. Do vậy các tình trạng cường giao cảm đều có thể làm nặng các triệu chứng.
Chính vì tần số cao nên biên độ run thấp, cho nên việc phát hiện đặc điểm run này thường khó và cần đòi hỏi phải sử dụng nghiệm pháp phù hợp. Trên lâm sàng, nghiệm pháp giữ 2 tay ở tư thế song song với mặt phẳng đất về phía trước, chúng ta quan sát vùng đầu xa các ngón tay có thể giúp phát hiện thể run này. Để tăng độ nhạy cảm của nghiệm pháp, chúng ta có thể yêu cầu BN giữ tờ giấy kẹp giữa 2 ngón tay và quan sát đầu xa của tờ giấy.
|