Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khám lâm sàng

(Tham khảo chính: ICPC )

Khám lâm sàng bắt đầu bằng việc quan sát dấu chứng run và xác định xem run nằm trong thể lâm sàng nào. Để đảm bảo thông tin được trung thực, chính xác, việc quan sát cần kín đáo và liên tục ngay từ khi bệnh nhân bước vào phòng khám cho đến khi kết thúc buổi khám, ở tất cả các tư thế: đứng – đi – ngồi và trong một số trường hợp nằm trên bàn khám (để quan sát run vùng cơ thể khi không cần chống đỡ chống lại trọng lực).

Ở một số trường hợp, người bệnh có thể căng thẳng nhiều vào đầu buổi khám, làm cho biểu hiện của run rõ ràng hơn nhất là đối với thể run sinh lý. Run vùng đầu có thể kín đáo nhưng thường phối hợp với run tại một bộ phận khác của cơ thể. Trong trường hợp run đầu đơn độc thì nguyên nhân có thể có là rối loạn trương lực cơ vùng cổ hoặc hội chứng đường giữa của bệnh tiểu não.

Các biểu hiện run tại vùng mặt, cằm, môi, lưỡi thường là đặc điểm của run kiểu Parkinson. Run vô căn vùng thanh quản thể hiện qua giọng nói, có thể rõ ràng hơn nếu yêu cầu người bệnh ngâm dài một âm thanh.

Đối với run vùng cánh tay, chúng ta có thể quan sát tại các tư thế khác nhau: run khi nghỉ của thể run kiểu Parkinson, run khi giữ nguyên ở tư thế song song mặt đất trong thể run sinh lý tăng nặng, run khi thực hiện cử động trong thể run vô căn và run khi đến gần vị trí chính xác trong thể run do tiền đình - tiểu não.

Đối với thể run thân thể, triệu chứng biến mất nhanh khi thay đổi tư thế, nhưng sẽ nhanh chóng tái lập ngay khi bệnh nhân giữ nguyên tư thế cố định. Đối với run kiểu Parkinson là thể run xuất hiện ở trạng thái nghỉ ngơi, chúng ta có thể gây bệnh nhân chú ý bên lành bằng cách yêu cầu thực hiện một động tác phức tạp ở bên lành (sấp ngữa một tay, giữ nguyên tư thế tay trong không trung) hoặc đơn giản bằng việc yêu cầu bệnh nhân cho biết hôm nay là ngày thứ mấy trong tháng, hoặc nhớ một sự kiện trong quá khứ hoặc đơn giản nhất là yêu cầu làm một phép tính nhân chia 2 con số.

Nghiệm pháp giơ 2 tay song song với mặt đất và giữ một tờ giấy kẹp giữa 2 ngón tay (không nên để tờ giấy trên bàn tay vì gió có thể làm cho giấy run, dễ rớt, làm tăng khả năng bị dương tính giả của nghiệm pháp) có thể giúp phát hiện run kiểu giao cảm hoặc run sinh lý tăng nặng. Nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi với mục tiêu di động giúp xác định thể run liên quan đến tiền đình – tiểu não và các bệnh lý liên quan đến chóng mặt. Nghiệm pháp viết chữ hoặc vẽ hình sẽ giúp phát hiện những thể run vô căn thể kín đáo.

Đối với vùng chân, run có thể được đánh giá ở tư thế nằm (nghiệm pháp gót chân – cẳng chân), khi đứng (2 bàn chân khép sát, Romberg), khi đi (dấu đi hình sao). Các rối loạn thăng bằng – dáng đi thể hiện rất rõ đối với các thể bệnh vùng thân não, tiểu não, tiền đình và thần kinh ngoại biên; và không gặp đối với bệnh nhân có run vô căn.

Nếu như tần số run khó có thể đánh giá trên lâm sàng nhất là đối với thể run sinh lý, biên độ run lại có thể dễ dàng quan sát và có tương quan chặt với tần số run. Biên độ thấp gặp trong trường hợp run có tần số cao và ngược lại. Điều này là hiển nhiên vì chính tần số run quyết định biên độ của run. Đối với những run vùng ngọn chi, run thường có biên độ thấp; đối với run vùng gốc chi hoặc cơ thể thì run sẽ có biên độ cao. Bệnh run sinh lý thì có tần số khoảng 10-12 nhịp/giây, run kiểu Parkinson có tần số 4-6 nhịp/giây, run kiểu vô căn thì có thể biểu hiện có từ tần số thấp cho đến tần số cao tùy thuộc vào bộ phận được khám. Đối với nguyên nhân tâm thần – tâm lý, run có biểu hiện không đồng nhất (cả về biên độ, tần số), khi này khi khác và đặc biệt là có thể biến mất hoàn toàn nếu yêu cầu bệnh nhân thực hiện một động tác phức tạp tại vùng cơ thể lành.

Nếu run xuất hiện ở một bên cơ thể, chủ yếu khi nghỉ, đây là điểm chuyên biệt của nhóm bệnh run kiểu Parkinson. Trong khi run đồng đều 2 bên cơ thể, xuất hiện khi cử động và không kèm bất cứ dấu hiệu thần kinh nào lại là bệnh cảnh gợi ý của run vô căn.

Bảng: Dấu hiệu và dấu chứng gợi ý run do nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân run vô căn10

Dấu hiệu – dấu chứng

Chẩn đoán nghĩ đến

Run một bên cơ thể, run chân, cứng cơ, động tác chậm, run khi nghỉ

Bệnh Parkinson

Rối loạn thăng bằng

Bệnh Parkinson, run tiểu não

Run khu trú

Run rối loạn trương lực cơ

Run vùng đầu đơn độc với biểu hiện bất thường dáng đứng

Run rối loạn trương lực cơ

Xuất hiện nhanh chóng, đột ngột

Run tâm thần, do ngộ độc

Đang sử dụng thuốc có thể có tác dụng phụ gây run hoặc làm tăng nặng triệu chứng run

Ngộ độc hóa chất – thuốc

Bain P, Brin M, Deuschl G, et al. Criteria for the diagnosis of essential tremor. Neurology 2000; 54(11 Suppl 4):S7

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tình huống lâm sàng
  • Tóm tắt - Phân tích
  • Khái niệm
  • Phân nhóm rối loạn cử động cơ
  • Phân loại các thể lâm sàng
  • Run khi nghỉ
  • Video run nghi nghỉ
  • Run khi đến gần vị trí chính xác
  • video Run khi duy trì tư thế nhất định
  • Run khi duy trì tư thế nhất định
  • video run khi duy trì từ thế nhất định
  • Run khi cử động
  • video run khi cử động
  • video run khi đến gần vị trí chính xác
  • Chẩn đoán bệnh theo thể lâm sàng
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Bệnh sử và chẩn đoán
  • Khám lâm sàng
  • Khảo sát cận lâm sàng
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mô hình Stott và Davis (1979)

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn triển khai tổ chăm sóc người nhiễm covid-19 tại cộng đồng

    4349/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nghe kém dẫn truyền

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Định nghĩa suy tim
    Tình huống 1
    nghe kém ở trẻ em
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space