Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiếp cận chẩn đoán

(Tham khảo chính: ICPC )

Trong tiếp cận chẩn đoán triệu chứng run, bên cạnh việc quan sát lâm sàng một cách hệ thống, chúng ta cần khai thác thông tin bệnh sử, khám lâm sàng thông qua một số nghiệm pháp chuyên biệt.

Cách tiếp cận được khuyến cáo là xác định ngay tình trạng bệnh thuộc thể nào trong số 4 thể lâm sàng của run. Do các bệnh lý khi diễn tiến đến giai đoạn trễ đều có thể xuất hiện nhiều kiểu run khác nhau, làm cho khoản cách lâm sàng giữa các thể không còn điển hình. Theo chúng tôi thì có thể tiếp cận tuần tự từng bước như sau:

  • Khai thác thông tin bệnh sử một cách chi tiết, nhận định than phiền ban đầu – lý do khám bệnh là gì, từ đó xếp bệnh nhân vào theo một trong số bốn thể lâm sàng của run.
  • Nhận định các dấu chứng phối hợp với run và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng đến cuộc sống.
  • Đi từ thể run khi nghỉ -> run khi giữ nguyên tư thế -> run khi cử động và cuối cùng là run khi đến gần vị trí chính xác. Cần xếp theo thể lâm sàng cao nhất nếu bệnh nhân có bất cứ triệu chứng nào thuộc nhóm đó.
  • Bệnh nhân có thể có nhiều thể rối loạn phối hợp nhất là đối với bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh phối hợp, có sử dụng nhiều nhóm thuốc – chất kích thích có tính chất hướng thần kinh.
  • Một số bệnh lý nội khoa có thể gây tình trạng run điển hình như bệnh cường giáp, u tuyến thượng thận, tai biến mạch máu não gây yếu liệt, hội chứng chóng mặt tiền đình, hội chứng cai nghiện rượu và các chất kích thích.

·  Bảng: Chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson và run vô căn4

Đặc điểm lâm  sàng

Bệnh Parkinson

Run vô căn

Tuổi bắt đầu

>50

2 đỉnh vào khoảng độ tuổi  20 và 60

Giới tính

Nam nhiều hơn nữ

Đều ở 2 giới

Tiền căn gia đình

>25%

>50%

Bất đối xứng

Không đối xứng

Đối xứng

Tần số run

4 - 6 nhịp/giây

4 - 10 nhịp/giây

Đặc điểm run

Lúc nghỉ

Thân, cử động

Sấp – ngữa

Gập – duỗi

Phân bố

Tay chân, cằm, lưỡi

Tay, đầu, giọng nói

Dấu hiệu kèm theo

Vận động chậm, co cứng cơ, rối loạn dáng đi thăng bằng, tư thế thân người không vững, viết chữ lí nhí

Điếc, rối loạn trương lực cơ, có thể giống bệnh Parkinson

Jankovic J. Essential tremor: clinical characteristics. Neurology 2000; 54(11 Suppl 4):S21

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tình huống lâm sàng
  • Tóm tắt - Phân tích
  • Khái niệm
  • Phân nhóm rối loạn cử động cơ
  • Phân loại các thể lâm sàng
  • Run khi nghỉ
  • Video run nghi nghỉ
  • Run khi đến gần vị trí chính xác
  • video Run khi duy trì tư thế nhất định
  • Run khi duy trì tư thế nhất định
  • video run khi duy trì từ thế nhất định
  • Run khi cử động
  • video run khi cử động
  • video run khi đến gần vị trí chính xác
  • Chẩn đoán bệnh theo thể lâm sàng
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Bệnh sử và chẩn đoán
  • Khám lâm sàng
  • Khảo sát cận lâm sàng
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm gân gấp ngón tay (ngón tay lò xo)

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau vùng miệng và nuốt đau

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xử trí ngoài bệnh viện

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phác đồ khám phụ khoa
    Loãng xương
    Rối loạn thần kinh thực vật
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space