Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quản lý các bệnh đồng mắc thường gặp và các vấn đề sức đảm bảo nguyên lý chăm sóc toàn diện, tổng quát

(Tham khảo chính: ICPC2 )

Điều trị các bệnh phối hợp và các biến chứng nếu có theo hướng dẫn chuyên môn của các bệnh và biến chứng đó. Phạm vi bài này chỉ nêu lê một số lưu ý trong việc quản lý ngoại trú
7.6.1. Tăng huyết áp
-    Theo dõi huyết áp: Phải đo huyết áp định kỳ ở mỗi lần thăm khám. 
-    Mục tiêu điều trị về huyết áp: Mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg phù hợp với đa số BN đái tháo đường. Mục tiêu huyết áp tâm trương < 90 mmHg. Có thể đặt mục tiêu huyết áp tâm thu cao hơn hay thấp hơn tùy vào đặc điểm của BN và đáp ứng với điều trị. BN còn trẻ, có thể giảm huyết áp đến <130/90-80 mmHg nếu BN dung nạp được. Mục tiêu huyết áp ở BN ĐTĐ và bệnh thận mạn có thể <130/80-85 mmHg.
-    Điều trị: 
a)    Điều trị tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống bao gồm giảm cân nếu có thừa cân. Dùng chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp, bao gồm giảm muối và tăng lượng kali ăn vào; hạn chế uống rượu và tăng hoạt động thể lực.
b)    Thuốc điều trị hạ áp ở BN tăng huyết áp có đái tháo đường phải bao gồm thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể. Nếu BN không dung nạp được nhóm này, có thể dùng nhóm khác thay thế. Không phối hợp ức chế men chuyển với ức chế thụ thể. Chống chỉ định dùng ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể ở phụ nữ có thai.
c)    Thông thường cần phải phối hợp nhiều thuốc hạ huyết áp (nhiều hơn hai thuốc ở liều tối đa) để đạt được mục tiêu huyết áp. Phối hợp thường được khuyến cáo là ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể phối hợp với lợi tiểu, ức chế men  chuyển hoặc ức chế thụ thể phối hợp với thuốc chẹn kênh calci (thí dụ amlodipin). Nếu phối hợp 3 loại thuốc, bắt buộc phải có thuốc lợi tiểu.
d)    Nên dùng một hay nhiều thuốc hạ huyết áp ở thời điểm trước khi đi ngủ.
e)    Nếu đang dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể hay lợi tiểu, cần phải theo dõi chức năng thận và nồng độ kali máu.
f)    Trong các thuốc hạ đường huyết, nhóm thuốc GLP-1 RA và Ức chế SGLT2 ngoài kiểm soát đường huyết còn có tác dụng giảm nhẹ huyết áp, có thể cân nhắc trong điều trị.
7.6.2. Rối loạn lipid máu
-    Đo chỉ số lipid máu: Cần kiểm tra bộ lipid máu ít nhất hàng năm.
-    Mục tiêu: 
+ LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch
+ LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có thể thấp hơn <50 mg/dL nếu có yếu tố nguy cơ xơ vữa cao
+ Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
+ HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ
-    Điều trị:
a)    Thay đổi lối sống: Tất cả BN đái tháo đường típ 2 người lớn cần có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và hoạt động thể lực.
b)    Điều trị bằng thuốc:
-    BN đái tháo đường 40-75 tuổi bất kể nguy cơ tim mạch xơ vữa 10 năm là bao nhiêu, cần được điều trị statin cường độ trung bình.
-    BN đái tháo đường 20-39 tuổi có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch xơ vữa, có thể bắt đầu điều trị statin.
-    BN đái tháo đường nguy cơ cao (đái tháo đường ≥10 năm chưa có tổn thương cơ quan đích hoặc có đa yếu tố nguy cơ tim mạch xơ vữa) nên được điều trị statin cường độ mạnh với mục tiêu hạ LDL-C ≥50% hoặc dưới 1.8mmol/L (70 mg/dL).
-    BN đái tháo đường nguy cơ rất cao (có bệnh tim mạch xơ vữa, có tổn thương cơ quan đích, có ≥3 yếu tố nguy cơ chính) cần hạ LDL-C ≥50% hoặc dưới 1.4 mmol/L (55 mg/dL). Nếu chưa đạt mục tiêu khi đã dùng statin liều tối đa có thể dung nạp, cân nhắc phối hợp ezetimibe hoặc PCSK9i.
-    LDL-C được khuyến cáo là chỉ số chính trong sàng lọc, chẩn đoán và quản lý BN trong tiên lượng nguy cơ biến cố tim mạch
-    Cần chú ý ưu tiên mục tiêu điều trị LDL cholesterol với statin trước. Ưu tiên sử dụng statin cường độ cao đến liều tối đa dung nạp được để đạt được mục tiêu điều trị.
-    Liệu pháp Statin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay cho BN có triglyceride > 2.3mmol/L (>200mg/dL) (nguy cơ cao) để giảm nguy cơ biến cố tim mạch. Nếu vẫn không đạt được mục tiêu với statin ở liều tối đa có thể dung nạp được, có thể phối hợp statin và thuốc hạ lipid máu khác, tuy nhiên các phối hợp này chưa được đánh giá trong các nghiên cứu về hiệu quả lên tim mạch hay tính an toàn.
-    BN đái tháo đường có nguy cơ tim mạch xơ vữa 10 năm ≥20%, đang điều trị statin với liều tối đa có thể dung nạp được có thể thêm ezetimibe để hạ LDL-C ≥50%.
-    BN đái tháo đường >75 tuổi đang sử dụng statin thì nên tiếp tục điều trị, nếu chưa dùng statin vẫn nên bắt đầu điều trị statin.
-    Chống chỉ định statin trong thai kỳ.

Statin liều cao

Statin liều trung bình

Statin liều thấp

Atorvastatin (Lipitor)

40 - 80 mg

Atorvastatin, 10 (20) mg

Simvastatin, 10 mg

Rosuvastatin (Crestor)

20 (40) mg

Rosuvastatin, 5 (10) mg

Pravastatin, 10 - 20 mg

 

Simvastatin (Zocor), 20 - 40 mg

Lovastatin, 20 mg

 

Pravastatin (Pravachol), 40 (80) mg

Fluvastatin, 20 - 40 mg

 

Lovastatin (Mevacor), 40 mg

Pitavastatin, 1 mg

 

Fluvastatin XL (Lescol XL), 80 mg

 

 

Fluvastatin, 40 mg x 2/ngày

 

 

Pitavastatin (Livalo), 2-4 mg

 

                                        Bảng 7: Statin liều thấp - trung bình - cao  
7.6.3. Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu
•    Phòng ngừa tiên phát: ở BN ĐTĐ có nguy cơ tim mạch trung bình, không khuyến cáo sử dụng aspirin để dự phòng tiên phát. Có thể cân nhắc sử dụng aspirin để dự phòng tiên phát ở BN ĐTĐ có nguy cơ tim mạch cao/rất cao.
•    Phòng ngừa thứ phát: sau biến cố tim mạch
-    Aspirin: 75-160mg/ngày (trọn đời)
-    Dị ứng/không dung nạp Aspirin: dùng Clopidogrel 75mg/ngày để thay thế
-    Aspirin phối hợp với Ticagrelor /Prasugrel trong vòng 12 tháng sau hội chứng mạch vành cấp ở BN có chỉ định can thiệp mạch vành qua da (PCI - Percutaneous Coronary Intervention) hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG - Coronary-Artery-Bypass-Grafting)
-    Aspirin phối hợp với Ticagrelor /Clopidogrel trong vòng 12 tháng sau hội chứng mạch vành cấp (ở BN không được can thiệp mạch vành)
-    Aspirin phối hợp với Clopidogrel/ Ticagrelor liều thấp (60mg) có thể sử dụng cho BN sau nhồi máu cơ tim từ 12 đến 36 tháng, hoặc BN bệnh mạch vành mạn (CAD) có chỉ định PCI
 7.6.4. Tiêm vắc xin – tầm soát ung thư
BN ĐTĐ cần được tiêm vacxin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt, tiêm phòng cúm, phế cầu trùng hàng năm; ngoài ra cũng nên tiêm vacxin phòng viêm gan siêu vi B nếu chưa nhiễm; tiêm từ đầu hoặc tiêm nhắc uốn ván, bạch hầu, ho gà (nếu đã tiêm trước đó).
Tầm soát viêm gan B, C và các loại ung thư theo yếu tố nguy cơ của từng cá nhân và theo đúng các khuyến cáo về tầm soát ung thư.
 7.6.5. Chuyển tuyến phù hợp
-    BN đái tháo đường típ 1 cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết, sau đó cùng theo dõi với bác sĩ đa khoa.
-    BN đái tháo đường típ 2 cần được chuyển lên khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết khi không đạt mục tiêu điều trị, hoặc khi phác đồ điều trị ngày càng phức tạp dần (thí dụ tiêm insulin nhiều lần trong ngày…).
-    Khi BN có bệnh lý thần kinh ngoại biên, nhất là có biến dạng bàn chân và mất cảm giác ở chân như cảm giác đau, cảm giác xúc giác, cần được khám để đánh giá nguy cơ loét bàn chân.
-    Khám răng miệng hàng năm.
-    Có thể cần gửi khám chuyên khoa khi có một số biến chứng mạn của bệnh đái tháo đường: thí dụ cơn đau thắt ngực không ổn định, bệnh thận mạn giai đoạn 3…

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Lập chiến lược điều trị toàn diện, liên tục
  • Mục tiêu điều trị
  • Điều trị không dùng thuốc
  • Quản lý biến chứng mạn tính
  • Quản lý các bệnh đồng mắc thường gặp và các vấn đề sức đảm bảo nguyên lý chăm sóc toàn diện, tổng quát
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân loại

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    sức khỏe môi trường
    Ngoại tâm thu thất nhịp đôi (ECG Ví dụ 3)
    Xoắn đỉnh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space