Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhu cầu dinh dưỡng cho người đái tháo đường

(Tham khảo chính: ICPC )

Mục tiêu dinh dưỡng:

  • Kiểm soát đạt mục tiêu đường huyết, huyết áp, lipid máu.
  • Cân nặng hợp lý và sức khỏe tốt.

Nguy cơ ĐTĐ: thừa cân, béo phì, vòng eo lớn (VE > 80cm (nữ), > 90 (nam)), tăng huyết áp, tăng mỡ máu, sinh con > 4Kg.

Nguyên tắc dinh dưỡng:

  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.
  • Nên có nhiều loại thực phẩm trong thực đơn.
  • Ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn/ngày, ăn chậm nhai kỹ.
  • Ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn để tránh bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết sau ăn.
  • Bữa ăn phải có đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đơn giản không quá đắt tiền.
  • Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc.
  • Tránh hầm nhừ, xay nhuyễn hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao: chiên, nướng... tốt nhất là luộc.

Xây dựng thực đơn:

  • Tính cân nặng lý tưởng, nhu cầu năng lượng (dựa mức độ hoạt động của cơ thể).
  • Cân nặng lý tưởng = (chiều cao – 100) x 0,9
  • Chỉ được thay thế các loại thực phẩm trong cùng một nhóm với nhau. Ví dụ:
    • Nhóm bột đường: cơm, bún, phở, bánh mì, miến...
    • Nhóm đạm: thịt, cá, đậu hũ, tôm tép, trứng...
    • Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ...

Nhu cầu dinh dưỡng cho người ĐTĐ:

  • Chất bột đường: 50 - 60%
  • Chất đạm: 15% - 35% (0.8g/kg/ngày)
  • Chất béo: 15% - 35%
  • Muối: < 6g/ngày; nếu có tăng HA, suy tim, suy thận <2300g/ngày
  • Chất xơ: tối thiểu 14g/1.000KCal
  • Nước uống: 1000ml cho 10kg đầu, 500ml cho 10 kg tiếp theo và 15 – 20ml/kg cho số kg còn lại (<50 tuổi) hoặc 15ml/kg cho tổng số kg còn lại (>50 tuổi).
  • Vitamin & muối khoáng: không cần bổ sung nếu chế độ ăn cân đối
  • Điều chỉnh 300 – 500kcal cho người gầy hoặc thừa cân, béo phì

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Chất bột đường (50 - 60%)
  • Chất đạm (15% - 35%)
  • Chất béo (15% - 35%)
  • Chất xơ
  • Muối
  • Rượu bia
  • Nước
  • Vi chất dinh dưỡng
  • Bệnh đái tháo đường và mục tiêu điều trị
  • Nhu cầu dinh dưỡng cho người đái tháo đường
  • Kiểm soát cân nặng
  • Các phương pháp áp dụng đơn giản
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Ví dụ xây dựng thực đơn
  • Phòng ngừa đái tháo đường
  • Đọc nhãn thành phần thực phẩm
  • Một số lưu ý khác
  • Kết luận
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ho

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trẻ sinh từ mẹ bị SXHD

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm loét giác mạc

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CARVEDILOL
    Mục tiêu
    Chóng mặt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space