- Nguồn cung cấp năng lượng chính.
- Ảnh hưởng nhiều nhất đến đường huyết.
- Bao gồm:
- Tinh bột: cơm, mì, bánh mì, nui, bún, hủ tíu, phở, khoai, bắp...
- Trái cây
- Sữa không béo
- Đường: nước ngọt, kẹo, sirô, mứt ... nên hạn chế
Khuyến cáo:
- Chủ yếu nên lấy từ hạt nguyên cám (quinoa, yến mạch, gạo nâu), các loại rau xanh, đậu hạt, các loại củ có bột, trái cây, sữa hoặc sữa đậu nành.
- Tránh lượng lớn đường tinh luyện (nước ngọt, kẹo, si rô, nước ép trái cây...)
Chỉ số tăng đường huyết (GI):
- Các loại thức ăn mặc dù có lượng Glucid như nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng mức đường huyết khác nhau.
- Khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thức ăn được gọi là chỉ số đường huyết (GI) của loại thức ăn đó.
- Phân loại các loại thức ăn có chỉ số GI:
- Cao (≥ 70%)
- Trung bình (56 - 69%)
- Thấp (40 - 55%)
- Rất thấp (≤ 40%)
- Nên hạn chế các thực phẩm GI cao như: Khoai lang nướng, bánh mỳ trắng, bột dong, đường kính, mật ong...
- Nên sử dụng các thực phẩm GI trung bình-thấp, tăng cường sử dụng rau xanh.
|