Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cố định gãy cột sống cổ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

-    Tuân thủ 5 bước (ABCDE) trong đánh giá ban đầu các trường hợp chấn
thương.
-    Chuẩn bị dụng cụ:
•    Ván cứng, nẹp cổ -collier.
•    Băng to bản, gối, ga,…
•    Bộ chống sốc.
-    Chuẩn bị bệnh nhân:
 
Giải thích cho người bệnh yên tâm hợp tác (nếu người bệnh còn tỉnh).
-    Kỹ thuật: người bệnh nằm ngửa trên ván cứng, cần 3 người thực hiện
•    Người thứ 1: Dùng 2 bàn tay giữ đầu và hàm người bệnh.
•    Người thứ 2: Luồn 2 tay vào 2 vai, cùng người thứ 1 nâng cổ và vai lên để tạo không gian cho người thứ 3 đặt nẹp.
•    Người thứ 3: Đưa Collier nửa vòng sau (luôn có kèm dây để cố định) luồn ra sau cổ người bệnh, đặt khít vào gáy, phần dài quay đầu xuống dưới ôm khít vai, phần trên ngắn hơn ôm vùng xương chẩm. Đặt nửavòng phía trước, phần dưới của nửa trước dàihơn và quay xuống dưới ốp sát vào ngực,phần trên ngắn hơn để ôm khít vào cằm. Lắp đặt vòng cố định cổ (collier) đảm bảo đủ chặtđể cố định cổ nhưng phải đảm bảo không bị chèn đường thở. Phải chọn cỡ nẹp cổ phù hợp mới có tác dụng và tránh làm tổn thương thêm cột sống. Kiểm tra hô hấp sau khi bất động.
Lưu ý: nếu không có sẵn nẹp cổ, có thể lấy báo hoặc giấy gấp lại thành một dải dài khoảng 50 cm, cao từ 8 – 12 cm (tùy theo từng nạn nhân). Dùng vải hoặc khăn, giấy mềm bọc xung quanh. Có thể sử dụng hai cuộn khăn tắm, hoặc ga, hoặc hai bao cát để hai bên đầu người bệnh sau đó cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính.
-    Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện: nhanh chóng, nhẹ nhàng trên ván/ cáng cứng.
•    Sử dụng kỹ thuật log-roll để đặt người bệnh lên ván cứng.
•    Khi đặt người bệnh trên cáng cứng cần phải có các phương tiện (dây, đai) cố định (buộc) chắc chắn.
•    Lưu ý khi cố định phải cố định thân mình của người bệnh trước sau đó mới đến cố định đầu
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    hệ đại học

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các dấu chứng quan trọng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ
    Giang mai bẩm sinh
    Tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space