Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cấp cứu và xử trí bỏng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Đánh giá thì đầu và xử trí ban đầu bỏng
1.1.    Đánh giá ngay đường thở
-    Chẩn đoán tổn thương đường thở do hít (khí nóng hay khí độc) khi có hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau:
    Vụ cháy xảy ra trong khoảng không gian kín.
    Đờm có muội than/cacbon.
    Giảm mức độ ý thức hay lú lẫn.
    Bỏng mặt, môi, mũi và miệng – tìm kiếm các vết cháy xém lông mũi và phù lưỡi gà.
    Các dấu hiệu của suy hô hấp như tăng nhịp thở hay khó thở.
    Thở rít hay các dấu hiệu bất thường khác ở hai trường phổi như ran ngáy hay
ran nổ.
    Khàn tiếng hay mất giọng.
1.2.    Làm dừng quá trình bỏng
-    Nhanh chóng làm nguội ngay bằng cách ngâm hay đặt phần cơ thể bị tổn thương dưới vòi nước lạnh 10 – 15 phút hoặc tới khi đỡ đau rát, cắt bỏ quần áo của người bệnh nhưng không cố gỡ gây tổn thương thêm.
-    Quần áo bị dính các chất hoá học cần được lấy bỏ một cách cẩn thận, các chất hoá học khô (dạng bột) cần phải được chải bỏ khỏi vết thương.
1.3.    Đặt đường truyền tĩnh mạch
-    BN bỏng với diện tích > 20% cần được truyền dịch để bù khối lượng tuần hoàn. Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi với canyl có khẩu kính lớn (từ 16 gauge trở lên).
1.4.    Đặt sonde dạ dày
 
- Đặt sonde dạ dày hút dịch nếu người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng hay nếu bỏng trên 20% diện tích bề mặt cơ thể hoặc trước khi vận chuyển người bệnh.
2.    Đánh giá thì hai và điều trị bỏng
2.1.    Đánh giá độ nặng của bỏng
2.1.1    Đánh giá diện tích của bỏng
-    Đánh giá diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng có thể đánh giá theo Luật số 9:
    Đầu và cổ: 9%
    Mỗi chi trên: 9%
    Phía trước thân mình: 18%
    Phía sau thân mình: 18%
    Mỗi chi dưới: 18%
    Vùng đáy chậu: 1%
-    Đối với trẻ em dưới 30 kg (khoảng ≤ 12 tuổi), sự phân chia diện tích ở trên có một số điểm khác: diện tích đầu tương ứng với 18% diện tích cơ thể, còn mỗi chi dưới chỉ chiếm 14% diện tích cơ thể.
2.1.2. Đánh giá độ sâu của bỏng
    Bỏng độ I (ví dụ bỏng nắng): da đỏ, hơi rát và không có các phỏng nước. Bỏng độ I không gây nguy hiểm đến tính mạng và thường không đòi hỏi phải truyền bù dịch.
    Bỏng độ II: da có các vết đỏ hay đốm, kèm theo sưng và có các mụn phỏng. Bề mặt da ướt, rỉ nước và bệnh nhân đau nhiều.
    Bỏng độ III: da tổn thương trở nên trong mờ, lốm đốm sẫm màu hay trắng xám giống như sáp. Bề mặt tổn thương khô, cũng có màu đỏ và không chuyển màu khi ấn vào. Người bệnh thường không đau tại bề mặt tổn thương.
2.2.    Điều trị
2.2.1    Bù dịch
-    Truyền 2 – 4 ml Ringer lactate/kg/% diện tích bề mặt cơ thể bị bỏng độ II và III trong vòng 24 giờ đầu để đảm bảo lưu lượng tuần hoàn. 1/2 lượng dịch sẽ được truyền trong vòng 8 giờ đầu sau khi bị bỏng, 1/2 lượng dịch còn lại được truyền trong 16 giờ tiếp theo.
-    Ở bệnh nhi ≤ 30 kg có thể thêm dung dịch glucose vào công thức bù dịch sao cho
lưu lượng nước tiểu đạt 1 ml/kg/giờ.
2.2.2    Chăm sóc vết thương bỏng
-    Cần nhẹ nhàng che phủ vết bỏng bằng băng hoặc vải sạch.
-    Không nên làm vỡ các vết phỏng rộp và cần loại bỏ các thuốc đã bôi lên vết bỏng.
-    Không nên chườm lạnh cho bệnh nhân bị bỏng rộng.
2.2.3    Kháng sinh
 
-    Không chỉ định kháng sinh dự phòng
-    Dùng kháng sinh để điều trị trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn kèm theo.
3.    Các tổn thương bỏng đặc biệt
3.1.    Bỏng hoá học
-    Do tiếp xúc với axit, kiềm hay các sản phẩm hoá dầu.
-    Cần nhanh chóng loại bỏ các chất hoá học ra khỏi tổn thương bằng cách chải bỏ bột hoá chất, hoá chất rắn (nếu có) rồi xối dưới vòi hoa sen hay nguồn nước sẵn có ít nhất trong vòng 20 – 30 phút, riêng bỏng do kiềm rửa lâu hơn.
-    Trung hoà chất gây bỏng không lợi hơn so với phương pháp rửa sạch bằng nước
-    Bỏng mắt do kiềm cần rửa liên tục trong 8 giờ liền ngay sau khi bị bỏng, có thể gắn một canyl nhỏ vào nếp mí mắt để rửa.
3.2.    Bỏng do điện
-    Xử trí đường thở và bảo đảm hô hấp, đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi ở chi không bị tổn thương, theo dõi điện tim và đặt sonde bàng quang.
-    Tình trạng tiêu cơ vân xảy ra làm giải phóng myoglobin có thể dẫn đến suy thận cấp cần điều trị sớm
3.3.    Tổn thương bỏng toàn bộ chu vi của chi gây chèn ép
-    Tháo bỏ đồ trang sức.
-    Đánh giá tình trạng tuần hoàn phía ngoại vi của chi xem có dấu hiệu xanh tím, tái đổ đầy mao mạch chậm hay các dấu hiệu tổn thương thần kinh tiến triển (dị cảm và đau sâu,…) không. Đánh giá mạch ngoại vi ở người bệnh bỏng tốt nhất bằng siêu âm doppler.
-    Các cản trở tuần hoàn ở chi do bỏng xử trí tốt nhất bằng cắt lọc da và tổ chức hoại tử sau khi đã hội chẩn ngoại khoa. Cắt lọc da thường từ giờ thứ 6 sau khi người bệnh nhân bỏng.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    tình trạng sức khỏe

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hội chứng tiết dịch âm đạo

    4568/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các kiểu phản ứng của bệnh nhân

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ĐẠI CƯƠNG VỀ DINH DƯỠNG
    Chẩn đoán
    Nhập dữ liệu từ excel
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space