Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Phân loại đau đầu
1.1.    Các trường hợp cấp cứu
-    Hội chứng tăng áp lực nội sọ (u, áp xe, tụ máu não).
-    Các tổn thương màng não (viêm, chảy máu màng não).
-    Bệnh Horton.
-    Bệnh não tăng huyết áp.
-    Glôcôm góc đóng.
1.2.    Đau đầu kịch phát
-    Đau đầu Migraine.
-    Đau đầu mạch máu.
-    Đau dây V.
1.3.    Đau đầu dai dẳng
-    Tổn thương choán chỗ.
-    Đau đầu tâm thần.
1.4.    Các nguyên nhân đau đầu thông thường khác
2.    Một số nguyên nhân gây đau đầu cần chú ý
2.1.    Chảy máu não và chảy máu màng não
Thường khởi phát rất đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức kèm theo dấu hiệu màng não hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú.
Chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp vi tính sọ não và chọc dò dịch não tủy.
2.2.    Áp xe não
Nhức đầu thường đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn, phối hợp với các dấu hiệu thần kinh khu trú và hội chứng tăng áp lực nội sọ. Khi nghi ngờ áp xe não cần tìm kiếm ổ nhiễm khuẩn ban đầu như nhiễm khuẩn trên da, vùng hàm mặt, viêm nội tâm mạc.
 
Chẩn đoán: dựa vào chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não.
2.3.    Viêm màng não cấp (viêm màng não mủ, viêm màng não do virus)
Thường đau dữ dội kèm theo sốt, gáy cứng. Chẩn đoán dựa vào chọc dò dịch não tủy.
2.4.    Bệnh Horton
Cần phải nghĩ tới bệnh này ở tất cả bệnh nhân trên 50 tuổi, mới bị đau đầu nhưng trầm trọng và tiến triển dần dần vì có nguy cơ mù mắt do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc và các nhánh của nó.
-    Triệu chứng
+ Vị trí đau thường ở vùng thái dương, một hoặc hai bên (đôi khi không điển hình như ở vùng chẩm), đau hay gặp về đêm làm người bệnh mất ngủ, sút cân, có thể sốt.
+  Có thể giảm hoặc mất thị lực một bên.
-    Chẩn đoán
+    Sờ động mạch thái dương thấy cứng, không đập, đau, tăng nhiệt độ tại chỗ (có thể thấy các hoại tử da vùng đầu, đầu lưỡi).
+    Máu lắng tăng cao.
+    Sinh thiết động mạch thái dương thấy có viêm từng ổ, từng đoạn.
2.5.    Cơn tăng huyết áp: đau đầu cấp khi có cơn tăng huyết áp, nếu có mạch nhanh, vã mồ hôi cần phải nghĩ tới u tuyến thượng thận. Cần phải điều trị thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân.
2.6.    Glocom góc đóng: đau đầu dữ dội trước trán và hố mắt hai bên, cảm giác mắt như bị đẩy lồi, kèm theo giảm thị lực, đôi khi có liệt vận nhãn, biến dạng đồng tử. Đo nhãn áp thấy tăng cao.
2.7.    Đau đầu migrain
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, hay gặp ở người dưới 45 tuổi, có tiền sử gia đình.
Biểu hiện đau nửa đầu dữ dội, mệt mỏi. Xảy ra thành từng cơn. Cơn thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ nhưng xảy ra bất kỳ do đó người bệnh luôn trong tình trạng lo sợ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán: gồm 2 loại chính
-    Migrain không có aura (migrain chung)
+  Cơn đau kéo dài 4-72 giờ, ít nhất có 5 cơn.
+  Có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau:
    Đau nửa đầu (có thể lần lượt đổi bên).
    Đau với tính chất mạch đập.
    Đau vừa hoặc dữ dội.
    Đau tăng khi gắng sức: có một trong 2 triệu chứng sau kèm theo trong cơn đau:
 
•    Nôn hoặc/ và buồn nôn.
•    Sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
-  Migrain có aura
Aura là các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc dưới vỏ xảy ra nhanh 4 phút trước cơn, tồn tại không quá 60 phút. Người bệnh đã có ít nhất 2 cơn đau với ít nhất 3 - 4 triệu chứng sau:
+ Có trên một aura phục hồi chứng tỏ rối loạn chức năng vỏ não và/hoặc thân não.
+ Có ít nhất một triệu chứng của aura xảy ra tăng dần quá 4 phút hoặc hai triệu chứng aura nối tiếp nhau.
+ Không một triệu chứng aura nào tồn tại quá 60 phút, nếu có trên một triệu chứng của aura thì thời gian có thể tăng theo tỷ lệ.
+ Nhức đầu xảy ra sau aura không quá 60 phút, có thể có khoảng thời gian không đau sau aura không dài quá 60 phút, cũng có thể nhức đầu xảy ra cùng một lúc với aura.
Các aura thường gặp là bán manh, rối loạn cảm giác 1/2 người, rối loạn ngôn ngữ, chóng mặt, loạng choạng, mất phối hợp chi, dị cảm kiến bò tứ chi và đôi khi cả xung quanh miệng...
2.8.    Đau dây V
Là những cơn đau dữ dội nửa mặt, dễ xuất hiện cơn khi có các kích thích, cần phân biệt đau dây V vô căn và đau dây V triệu chứng. Điều trị bằng thuốc kháng động kinh.
3.    Khi nào cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở chuyên khoa
-    Chuyên khoa mắt: khi nghi ngờ glôcôm
-    Chuyên khoa thần kinh: có hội chứng tăng áp lực nội sọ, hội chứng màng não, triệu chứng thần kinh khu trú hoặc khi đau đầu có các triệu chứng gợi ý tình trạng nặng sau:
+    Đau như chưa từng gặp bao giờ.
+    Có sốt hoặc các dấu hiệu toàn thân không giải thích được.
+    Nôn xuất hiện trước khi đau đầu.
+    Có triệu chứng thần kinh khu trú .
+    Gây mất ngủ hoặc xuất hiện ngay khi vừa tỉnh giấc.
+    Trên bênh nhân có bệnh toàn thân từ trước (ung thư, bệnh máu).
+    Xuất hiện đau đầu ở người bệnh trên 55 tuổi.
4.    Điều trị
Đối với tất cả các trường hợp đau đầu đều phải được điều trị theo nguyên nhân. Đối với các đau đầu chưa rõ nguyên nhân, nguyên tắc chung là dùng thuốc giảm đau, an thần không gây nghiện.
 
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các lưu ý trong chăm sóc cuối đời

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau tai

    Nguyễn Thị Ngọc Dung.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết
    Tham khảo
    Phân tích tình huống nội khoa C3
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space