1. Triệu chứng lâm sàng
Tổn thương các chức năng thần kinh, xảy ra do nguyên nhân mạch máu não. Tổn
thương thần kinh thường khu trú, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ.
- Một số triệu chứng xảy ra đột ngột có tính chất gợi ý:
Rối loạn ý thức.
Co giật cục bộ.
Thiếu sót vận động hoặc giảm cảm giác: liệt, rối loạn cảm giác ½ người, liệt mặt.
Hội chứng tiểu não - hội chứng tiền đình trung ương.
Rối loạn lời nói (nói khó, thất ngôn).
Rối loạn thị giác (mù, bán manh).
Liệt dây thần kinh sọ.
Đau đầu, hội chứng màng não.
- Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm:
− Liệt mặt.
− Giảm vận động của tay, cầm nắm khó…
− Nói khó.
Ba dấu hiệu này thường gặp trong các trường hợp đột quỵ (hơn 80%).
2. Cận lâm sàng (tại cơ sở y tế tuyến trên)
3. Xử trí
- Đảm bảo đường thở và thông khí:
Tư thế nằm nghiêng an toàn, đầu cao khoảng 30 độ.
Canuyn miệng, hút đờm. Đặt nội khí quản khi: ứ đọng hầu họng, glasgow < 8
điểm.
- Kiểm soát huyết áp:
+ 80% các trường hợp đột quỵ não là nhồi máu não, các bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp liên tục và chỉ định dùng thuốc hạ áp cấp cứu khi huyết áp tâm thu
> 220 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg, hạ huyết áp từ từ, mục tiêu hạ 15 - 20% trị số huyết áp trong 24h đầu.
+ Một số thuốc hạ huyết áp:
• Nicardipin (Loxen) truyền tĩnh mạch liều 5 - 15 mg/giờ trong các trường hợp huyết áp không kiểm soát được bằng các thuốc hạ áp thông thường.
• Các thuốc khác: labetalol, hydralazine, enalapril, nitroprusside…
- Chống phù não và tăng áp lực nội sọ:
Nằm đầu cao 30 độ.
Kiểm soát huyết áp.
Đảm bảo thông khí tốt .
Manitol: 1g/kg/1 lần truyền 20-30 phút.
An thần, tránh kích thích vật vã.
- Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa điều trị đột quỵ não.
- Điều trị tiếp theo sau cấp cứu đột quỵ não:
+ Dự phòng huyết khối (nhồi máu não có liệt mức độ nặng) và dự phòng tái phát:
• Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Aspirin 300mg – 325mg/ngày uống dài ngày.
• Trong trường hợp có chống chỉ định dùng aspirin hoặc đã dùng aspirin mà
thất bại: Ticlopidin (Ticlid).
+ Các thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Tập vận động và tập phục hồi chức năng sớm, chăm sóc vệ sinh, nuôi dưỡng.
4. Dự phòng đột quỵ
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ:
- Phát hiện sớm, quản lí tốt, điều trị đạt mục tiêu các bệnh: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và bệnh tim mạch khác.
- Lối sống: tư vấn bỏ thuốc lá, chế độ ăn và thay đổi lối sống, tránh thừa cân và béo phì.
- Tiền sử gia đình: phát hiện các yếu tố nguy cơ để can thiệp dự phòngsớm, sàng lọc phát hiện sớm.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Lưu ý: việc điều trị và công tác dự phòng muốn đạt hiệu quả cần cá thể hóa từng
người bệnh.
|