1. Phân loại ưu tiên
Nguy kịch (khẩn cấp): người bệnh có bệnh lý, tổn thương, rối loạn đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu ngay.
Cấp cứu: người bệnh có bệnh lý, tổn thương, rối loạn có thể tiến triển nặng lên nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng.
Không cấp cứu: người bệnh có bệnh lý, tổn thương, rối loạn mà ít có khả năng
tiến triển nặng, đe dọa tính mạng.
2. Các bước thăm khám
Bước 1: nhận định và kiểm soát ổn định các chức năng sống
Đánh giá và kiểm soát tuần tự theo 5 bước ABCDE (đánh giá: đường thở, hô hấp, tuần hoàn, thần kinh và khám xét toàn thân).
Xác định tổn thương ảnh hưởng các chức năng sống và có thể xử trí được ngay: tràn khí màng phổi áp lực, vết thương mạch máu, ép tim cấp do tràn dịch, tràn máu màng ngoài tim, rối loạn toan/kiềm máu nặng, rối loạn kali máu, hạ đường máu,…
Thực hiện ngay các xử trí cấp cứu để ổn định chức năng sống: khai thông đường thở, đặt NKQ, bóp bóng, thở oxy, đặt đường truyền tĩnh mạch, bồi phụ thể tích, cầm máu, chọc dịch màng phổi, chọc dịch màng ngoài tim, sốc điện chuyển nhịp nhanh,…
Bước 2: thăm khám một cách hệ thống theo nguyên tắc
Thăm khám lâm sàng một cách tập trung và liên tục.
Thăm khám một cách hệ thống, từ đầu đến chân, hết tất cả các hệ thống cơ
quan.
Thăm khám kỹ các bộ phận liên quan và dấu hiệu giúp cho định hướng chẩn
đoán.
3. Ra quyết định về chẩn đoán và định hướng xử trí
- Ưu tiên chẩn đoán và xử trí các rối loạn/tổn thương nguy hiểm.
- Định hướng chuyển: chuyển lên tuyến trên, về nhà hay lưu theo dõi.
Bệnh nhân có cần chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên không?
Nếu cho về nhà: có đủ an toàn cho người bệnh không và cần theo dõi như thế
nào?
Để người bệnh lưu lại theo dõi thêm tại cơ sở y tế nếu chưa có quyết định hoặc còn phân vân.
|