Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Buồn nôn/nôn

(Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT )

Nguyên nhân

Điều trị (liều khởi đầu)

Ghi chú

Hóa trị hoặc xạ trị vùng bụng

Ondansetron 4 - 8mg uống hoặc tmc mỗi 8 giờ theo giờ hoặc khi cần thiết

 

Tăng áp lực nội sọ

Dexamethason 8 - 20mg chia làm 1-2 lần/ngày, uống hoặc tmc

- chỉ định một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và đầu giờ chiều.

- tránh dùng thuốc trước khi đi ngủ do tác dụng mất ngủ.

- theo dõi biểu hiện kích động, lo âu, loạn thần, chảy máu tiêu hóa.

Lo âu

- haloperidol 0,5-2mg x 2-4 lần/ngày, uống, tmc hoặc tdd, theo giờ hoặc khi cần thiết

- diazepam 2-10mg x 3 lần/ngày, uống, tmc hoặc tdd, theo giờ và/hoặc khi cần thiết.

- fluoxetin 10-60mg uống mỗi sáng (đối với lo âu mạn)

- tránh diazepam ở người bệnh cao tuổi và người bệnh có nguy cơ sảng.

- bắt đầu điều trị bằng fluoxetin uống 10mg mỗi sáng. Tăng liều mỗi 7 ngày đến liều tối đa 60mg. Thông báo cho người bệnh rằng biểu hiện lo lắng có thể nặng hơn trong 1-2 tuần trước khi bắt đầu cải thiện.

Liệt dạ dày

- metoclopramid 10mg x 4 lần/ngày, uống, tmc hoặc tdd, theo giờ hoặc khi cần thiết.

- không kết hợp metoclopramid với haloperidol hoặc các thuốc chẹn dopamin khác.

Căng tức gan hoặc tạng rỗng do u tân sinh

- dexamethason 4-20mg chia làm 1-2 lần/ngày, uống hoặc tmc.

- chỉ định một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và đầu giờ chiều.

- tránh dùng thuốc trước khi đi ngủ.

- theo dõi biểu hiện kích động, lo âu, loạn thần, chảy máu tiêu hóa

Tắc ruột do ung thư

- dexamethason 6 - 20mg chia làm 1-2 lần/ngày uống hoặc tmc (chỉ đối với tắc một do ung thư), hoặc

- mở dạ dày ra da để dẫn lưu, hoặc

- phẫu thuật giảm nhẹ (nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc của người bệnh).

- sử dụng một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và đầu giờ chiều.

- tránh dùng thuốc trước khi đi ngủ.

- theo dõi biểu hiện kích động, lo âu, loạn thần, chảy máu tiêu hóa

Tắc ruột không ung thư

- xem xét phẫu thuật giảm tắc nghẽn hoặc mở dạ dày ra da để dẫn lưu.

- tránh đặt ống thông mũi dạ dày nếu có thể để đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh

Kích thích hệ thống tiền đình

- diphenhydramin 12,5-50mg x 3-4 lần/ngày, uống hoặc tmc, theo giờ hoặc khi cần thiết. - hyoscine hydrobromid 1mg miếng dán da, bôi sau tai mỗi 72 giờ.

- theo dõi dấu hiệu an thần và sảng.

Thuốc hỗ trợ cho buồn nôn/nôn vì bất kỳ nguyên nhân nào

- diphenhydramin 12,5-50mg x 3-4 lấn/ngày, uống hoặc tmc, theo giờ hoặc khi cần thiết.

- theo dõi dấu hiệu an thần và sảng.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT

  • Khó thở
  • Ho
  • Buồn nôn/nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau vùng miệng và nuốt đau
  • Yêu/mệt mỏi
  • Sốt
  • Mất ngủ
  • Ngứa da
  • Loét tì đè (loét áp lực - loét do nằm lâu)
  • Tổn thương da do ung thư
  • Tăng canxi máu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục tiêu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám – chẩn đoán

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    thuốc bán không cần toa
    Tổng quan tình trạng chướng bụng
    Polyp mũi lớn sau khi dùng Prednisone
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space