Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phù phổi cấp huyết động

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Chẩn đoán
-    Là thể thường gặp trong các bệnh tim mạch.
-    Khởi phát thường đột ngột, nặng lên nhanh chóng, mặt tái nhợt hơn là tím, vã mồ
hôi, khó thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, nhịp thở 50 – 60 lần/phút.
-    Ho nhiều, ban đầu ho khan nhưng sau khạc ra nhiều bọt hồng.
-    Nghe phổi: ran ẩm nhỏ hạt hai bên phổi, ban đầu xuất hiện ở đáy sau đó lan dần lên đỉnh.
-    Các dấu hiệu của bệnh tim mạch: bệnh van tim, cơ tim hoặc tăng huyết áp.
-    Các thăm dò và xét nghiệm cận lâm sàng:
+    X quang phổi: mờ hai bên phổi hình cánh bướm, hai đáy phổi mờ.
+    Khí máu: PaO2, SaO2 giảm nặng; tỷ lệ PaO2/ FiO2> 300, PaCO2 ban đầu tăng nhẹ, sau tăng nặng.
2.    Xử trí
 
-    Tư thế người bệnh: ngồi thẳng, thõng chân nếu bệnh nhân hợp tác hoặc tư thế Fowler(nửa nằm nửa ngồi, đầu và thân mình tạo với mặt giường một góc 30–45 độ).
-    Thở oxy và hỗ trợ hô hấp:
+  Thở oxy qua ống thông mũi hoặc mặt nạ 8 – 10 L/phút, theo dõi SpO2 và khí
máu, đảm bảo mục tiêu SpO2 ≥ 90%, PaO2 ≥ 60 mmHg.
+ Nếu không cải thiện, cho người bệnh thở máy không xâm nhập: thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) với mức áp lực ban đầu là + 5 cm H2O, điều chỉnh tăng dần áp lực đến khi đạt được mức CPAP đảm bảo SpO2 mục tiêu.
+ Nếu người bệnh có rối loạn ý thức hoặc sau khi đã sử dụng máy thở không xâm nhập không đạt hiệu quả, tiến hành đặt nội khí quản thở máy xâm nhập với PEEP.
-    Thuốc
+    Nitroglycerin: dùng đường ngậm dưới lưỡi, xịt hoặc đường tĩnh mạch (không dùng dẫn chất nitrat khi huyết áp tâm thu < 110 mmHg)
•    Bình xịt (Nitromint 1% 200 liều/bình, 0,4 mg/liều): xịt 1– 2 nhát mỗi 10–15 phút.
•    Viên ngậm (Nitrostat 0,4 mg) ngậm 1 viên dưới lưỡi, cách 10 -15 phút.
•    Liều truyền tĩnh mạch: 5-20 microgam/phút.
+    Furosemide: tiêm tĩnh mạch với liều 0,5–1 mg/kg/lần, có thể nhắc lại tùy theo đáp ứng người bệnh.
+    Các thuốc hỗ trợ:
•    Giảm huyết áp nếu có tình trạng tăng huyết áp: sử dụng các thuốc hạ huyết áp đường uống hoặc Nicardipin (Loxen) truyền tĩnh mạch liều 1-5 mg/giờ trong các trường hợp huyết áp không kiểm soát được bằng các thuốc hạ áp thông thường.
•    Giảm kích thích, lo lắng: Morphin 1-3 mg tiêm tĩnh mạch. Lưu ý dự phòng Naloxon cho các trường hợp chưa được thông khí nhân tạo.
•    Thuốc trợ tim: Digoxin, Dobutamin.
•    Điều trị các nguyên nhân gây phù phổi cấp: hẹp hai lá, suy vành, suy
thận,…

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đa niệu thẩm thấu

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    video 1

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ý nghĩa lâm sàng

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    giới thiệu về tài liệu
    Phép kiểm T student cho 2 nhóm bắt cặp
    2.3 Tập huấn – hỗ trợ kỹ thuật

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space